Làm thêm đối với dân công sở- nên hay không?

5459fdebc623d8908312fbf56cc3b92a

Tận dụng thời gian làm việc tại văn phòng còn dư giả, mong muốn nâng cao thu nhập, đó là những lý do khiến dan văn phòng nhận việc làm thêm. Tuy nhiên, có hàng loạt các vấn đề sẽ xảy ra, ví dụ như: Bạn bị vỡ kế hoạch, mất đi khả năng sáng tạo và bị sếp cho vào sổ đen. Nguy cơ cao bạn sẽ bị nhắc nhở hoặc sa thải.

Vì sao dân công sở muốn đi làm thêm?

Thực tế cho thấy mức lương cơ bản của chúng ta còn thấp. Đặc biệt đối với ví trí nhân viên văn phòng bình thường. Ai cũng muốn tìm việc gì đó để làm thêm để nâng cao thu nhập. Chuyện này không có gì đáng trách!

Công việc thì luôn có kế hoạch. Nhưng làm hết kế hoạch rồi thời gian còn dư thật nhiều. Đọc báo và chờ đợi để ra về thật vô nghĩa. Không có lựa chọn nào hay hơn là làm thêm, vừa có thể kiếm tiền lại tìm được niềm vui. Nghe có vẻ hợp lý!

Mục đích làm thêm là để tăng thu nhập

Mục đích làm thêm là để tăng thu nhập

Con người vốn có “lòng tham vô đáy”, tiền không bao giờ là đủ. Nếu công việc làm thêm nhàn hạ, đem đến thu nhập cao, quá đáng tiếc khi bạn bỏ phí!

Đây chính là ba nguyên nhân “vô cùng chính đáng” khiến dân công sở thường tìm cho mình một công việc nào đó để làm thêm tại văn phòng. Thường là những công việc thuộc, hợp chuyên ngành hoặc đơn giản. Ví dụ như bán hàng online, lên ý tưởng sáng tạo, thiết kế, làm báo cáo tài chính…

Làm thêm có thể khiến bạn bị sếp “ghét bỏ”

Sếp bạn là một người “cực thoáng” phải không? Vậy thì quá tốt rồi, cứ thỏa sức mà làm thêm thôi, miễn là hoàn thành nhiệm vụ. Đa phần chúng ta đều nghĩ vậy. Thật ngây thơ! Bạn nên biết rằng, không có một ông chủ nào bỏ tiền ra thuê bạn lại muốn nhân viên của mình cật lực làm việc cho kẻ khác. Sếp luôn nghĩ rằng công việc mà bạn mất 4 tiếng để làm nếu đầu tư 8 tiếng thì nó sẽ hoàn hảo hơn rất nhiều

Bạn có thể tham khảo thêm các kinh nghiệm sống dành cho dân công sở dưới đây:

Làm thêm có thể khiến bạn vỡ kế hoạch

Làm thêm có thể khiến bạn vỡ kế hoạch

Thấy nhân viên của mình làm thêm, điều đầu tiên mà các sếp nghĩ chính là: cô ta/ anh ta đang cố gắng nhanh chóng làm cho xong việc của cơ quan để cho tranh thủ làm thêm. Chất lượng công việc luôn bị đánh giá thấp hơn so với năng lực làm việc của bản thân bạn. Chắc chắn nếu “chăm chỉ làm thêm” công việc bên ngoài sếp sẽ thể hiện ngay thái độ của mình, thậm chí còn sa thải bạn một cách không thương tiếc.

Làm thêm tại công sở, được thì ít, nhưng mất rất nhiều

Cái bạn nhận được chính là thu nhập- điều mà ai cũng mong muốn. Nhưng bạn sẽ mất rất nhiều thứ. Để tôi điểm tên những thứ mất đi cho bạn xem nhé:

Làm thêm có thể khiến bạn bị sếp cho vào "sổ đen"

Làm thêm có thể khiến bạn bị sếp cho vào “sổ đen”

Bạn làm việc, điên cuồng và cố gắng hết sức để hoàn thành cho xong các thể loại công việc khác nhau. Bạn như một chiếc máy với tốc độ công nghiệp nhất. Sẽ không còn thời gian để suy nghĩ, tìm kiếm ý tưởng. Bạn trở nên cằn cỗi với những phương án tốt. Công việc chỉ đơn giản là hoàn thành và hoàn thành, chất lượng bị xem nhẹ. Hơn hết, việc chạy theo tiến độ sẽ làm bạn thấy mệt mỏi, stress.

Bàn làm việc, tủ tài liệu, sổ sách… tất cả làm bạn rối tung lên. Làm một công việc thì thấy quá rảnh nhưng thêm một việc khác thì thời gian trở nên eo hẹp. Việc chính có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng và vỡ kế hoạch là điều khó tránh. Cơ hội để thăng tiến hoàn toàn bị mất đi bởi bạn không có bước đột phá nào.
Làm thêm nhiều, thu nhập tốt khiến cho bạn có nguy cơ cao trở thành cái gai trong mắt đồng nghiệp. Họ ghen tị, thấm chí nói xấu bạn.

Làm thêm quá nhiều khiến bạn không có thời gian để sáng tạo

Làm thêm quá nhiều khiến bạn không có thời gian để sáng tạo

Có thể thấy được thì ít mà mất lại quá nhiều. Bạn có đủ tự tin để đánh đổi không?

Làm thêm tại công sở, nên hay không?

Chắc chắn khi chưa lường hết tác hại mà làm thêm mang lại bạn sẽ rất hào hứng với “phi vụ này”. Nhưng hãy cẩn trọng và tính toán thật kỹ nhé. Đừng để công việc chính của mình bị ảnh hưởng. Quan trọng nhất, đừng biến thành cái máy hay nô lệ của công việc. 8 tiếng quá rảnh để làm việc ư? Đừng quên, khoảng thời gian đó, những nhà quản lý tạo ra không phải để bạn ngồi chơi đâu. Đó là lúc giúp cân bằng cảm xúc, lấy lại nhiệt huyết và tìm kiếm ý tưởng sáng tạo cho công việc.

Bạn có thể bị sa thải chỉ vì làm thêm bên ngoài

Bạn có thể bị sa thải chỉ vì làm thêm bên ngoài

Biến mình thành nô lệ của quá nhiều việc bạn sẽ thấy làm việc không phải là đam mê mà chính là “hành xác”. Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi nhận thêm một việc gì đó.

Một trong những kinh nghiệm tồn tại dài lâu của dân công sở chính là làm việc khoa học, ứng xử thông minh. Khéo léo khi nhận việc làm thêm là điều quan trọng nếu bạn muốn giữ vững vị trí và thăng tiến trong công việc.

Vui lòng đánh giá nội dung
Bài mới cập nhật
88+ mẫu ghế chờ thang máy đẹp, giá tốt nhất 2024

Thang máy là khu vực dễ quá tải nhất là vào giờ cao điểm, vì...

Kích thước bàn họp 12 người là bao nhiêu? Chọn loại nào hợp lý?

Bàn họp 12 người nên chọn loại kích thước bao nhiêu? Cần lưu ý gì...

Bàn họp dài 4 mét phù hợp cho mấy người ngồi?

Khi bàn họp phù hợp với nhu cầu, việc cân nhắc kỹ số người ngồi...

Trả lời