Những chậu cây tiểu cảnh mini để bàn sẽ khiến cho góc làm việc của bạn bớt nhàm chán và khô khan. Nếu bạn chưa biết nên chọn loại nào, một số gợi ý sau sẽ hữu ích cho bạn.
Những lưu ý khi bày trí tiểu cảnh mini trên bàn làm việc
Bố cục là yếu tố đầu tiên cần lưu ý khi sắp xếp tiểu cảnh mini. Để sắp xếp tiểu cảnh người chơi cần có sự tinh tế, các chi tiết phối hợp với nhau tạo một tổng thể thống nhất, trang trí bố cục sao cho phù hợp, bắt mắt. Tránh để tiểu cảnh rời rạc, lộn xộn và rối mắt, mất đi cảnh quan xinh đẹp.
Trước khi bắt tay vào thiết kế bạn cần lên ý tưởng cho tiểu cảnh của mình từ đó lên kế hoạch sắp xếp thật chi tiết, tỉ mỉ để có được bố cục hoàn hảo.
Nếu bạn chưa có được chiếc bàn phù hợp với góc làm việc của mình, bạn có thể tham khảo các mẫu tại Bàn làm việc đẹp.
Lựa chọn vật liệu, cây xanh
Sau khi đã lên được ý tưởng, bạn cần chú ý lựa chọn được những nguyên vật liệu phù hợp từ cây xanh đến bình thủy tinh đến các vật liệu, phụ kiện trang trí. Yếu cầu đầu tiên để lựa chọn đó là kích thước cần phải nhỏ, các loại cây được chọn là cây ưa ẩm, cần ít ánh sáng và cũng cần “tí hon”. Có thể kể đến các loại cây đang được ưa chuộng như: dương xỉ, sen đá, xương rồng, cây mọng nước,…
Với phần đất trồng, bạn cũng cần chọn các loại đất sạch, ít tạp chất, khi trộn đất cần đảm bảo chất dinh dưỡng đúng, đủ và phù hợp với cây trồng.
Bạn sẽ khá mất thời gian cho một tiểu canh mini xinh xắn, thông thường khi kết hợp các loại cây trồng khác nhau vào cùng một môi trường sống bạn cần theo dõi thường xuyên từ 1 đến 2 tuần để đảm bảo các loại cây này “chung sống hòa bình” với nhau.
Tiểu cảnh mini để bàn rất đa dạng về phong cách và kiểu dáng. Thông thường, tiểu cảnh mini kết hợp giữa đá trang trí, cây thủy sinh, hoa và nuôi thêm cá cảnh. Với kích thước nhỏ gọn bạn không cần lo lắng về mặt diện tích khi bày trí tiểu cảnh mini. Chỉ với một chiếc bình thủy tinh tiểu cảnh là không gian làm việc của bạn đã thêm sắc màu và mới lạ hơn rất nhiều. Hãy tham khảo một số loại tiểu cảnh mini dưới đây:
1. Tiểu cảnh mini cây xương rồng
Xương rồng là một trong những loại cây được nhiều người công sở lựa chọn để bày trong văn phòng làm việc bởi những ưu điểm vượt trội so với các loại cây khác, cây tiểu cảnh xương rồng là những loại cây hợp tuổi ,dễ dàng bố trí trong phong thủy. Ngòai ra, các loại cây xương rồng còn dễ dàng vệ sinh, chăm sóc nên rất tiện lợi khi bày tại các không gian kín, đặc biệt hơn cây còn giúp tránh tia điện tử từ các thiết bị như điện thoại , máy tính , ra đa giúp cho sức khỏe được bảo vệ.
Vớ kích thước chỉ từ 10 cm – 60 cm, bạn đã có ngay một không gian xanh nhỏ xinh ngay trên bàn làm việc. Tuổi thọ của cây xương rồng cũng khá lâu vì vậy đây sẽ là lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích sự đơn giản và “lười” chăm sóc.
2. Tiểu cảnh Terrarium
Có lẽ với nhiều người, tiểu cảnh Terrarium còn khá lạ lẫm. Chúng ta có thể hiểu tiểu cảnh Terrarium là một dạng tiểu cảnh như một khu vườn thu nhỏ với cỏ cây, hoa lá, kèm theo sỏi đá và mô hình bàn ghế, nhà cửa, cung đường nhỏ len lạch qua suối nước… Tiểu cảnh Terrarium đang là thú chơi được nhiều người yêu thích vì sự xinh xắn, tỉ mỉ trong cách bày trí của nó.
Tiểu cảnh Terrarium có ưu điểm đó là rất đa dạng về mẫu mã, phong cách. Với mỗi tiểu cảnh người chơi có thể tự thiết kế theo sở thích của mình, nếu khéo tay bạn có thể xây dựng một khu vườn tý hon với cây cảnh và các phụ kiện đơn giản như: lọ thủy tinh, chậu gốm sứ, lọ treo, tận dụng bóng đèn, bể nuôi cá mini, thậm chí là cả một chiếc ấm đun nước thủy tinh, đèn bão,… Thêm vào đó là vài mô hình nhỏ như bàn ghế sân vườn, thác nước mini, đồi núi, bãi cỏ, vỏ ốc, các loài động vật bé xinh, kèm theo đèn dây và sỏi đá nhiều màu sắc theo sở thích để tăng thêm phần nổi bật. Chắc chắn đây sẽ là một không gian vô cùng bắt mắt và sinh động, chỉ cần mỗi ngày ngắm nhìn khu vườn bé nhỏ này là bạn sẽ quên hết những mệt mỏi, áp lực khi làm việc.
Tuy nhiên, tiểu cảnh Terrarium có nhược điểm đó là chi phí đắt hơn so với các loại tiểu cảnh khác. Đồng thời, đòi hỏi bạn phải dành thời gian để sắ xếp, trang trí cũng như chăm sóc một số loại cây trong khu vườn nhỏ.
3. Tiểu cảnh mini tự chế
Ngoài những tiểu cảnh mini sẵn có, bạn hoàn toàn có thể tự sáng tạo một bình tiểu cảnh theo phong cách của riêng mình. Không cần quá cầu kì, bạn chỉ cần chút đất và lựa chọn một vài loại cây nhỏ xinh có thể trồng được trong bình thủy tinh. Thật thú vụ khi bạn có thể thỏa sức sáng tạo và thiết kế ra một không gian xanh mang dấu ấn của riêng mình. Ngoài các loại cây trồng, bạn cũng thể tạo sự khác lạ, sắc màu bằng cách cắm hoa trong bình hay tạo điểm nhấn bằng sỏi hoặc một vài con cá cảnh nhỏ.
Có thể nói, tiểu cảnh mini hiện nay đang rất được ưa chuộng trong các văn phòng bởi đó là lựa chọn tuyệt vời để tô điểm cho những góc nhỏ xinh trong không gian làm việc giúp bạn có những khoảng thời gian thư giãn khi ngắm nhìn chúng, giảm bớt áp lực, căng thẳng trong suốt một thời gian dài làm việc.
Ngoài ra, bạn cũng có những lựa chọn khác như:
Bài cùng chủ đề:
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Cây tai phật hợp với tuổi gì? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy
Với những người đam mê tìm hiểu về cây phong thủy, thì chắc hẳn không...
Cây thanh tâm hợp với tuổi gì? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy
Cây thanh tâm gây ấn tượng với cái tên mang ý nghĩa tốt đẹp, nên...
Cây trúc bách hợp hợp với tuổi gì? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy
Cây trúc bách hợp là một loại cây cảnh đẹp và độc đáo đang ngày...