Trong các loại cây xanh Phong thủy thì cây Vạn Niên Thanh rất được nhiều người yêu thích. Loại cây này có nhiều ý nghĩa phong thủy và nhiều tác dụng trong đời sống. Vậy khi trồng Vạn Niên Thanh cần chú ý những gì? Tuổi nào và mệnh nào thì hợp loại cây này?
Nguồn gốc cây Vạn Niên Thanh
Cây Vạn Niên Thanh có tên tiếng Anh là Dieffenbachia Amoena, thuộc họ Ráy (Araceae). Cây thường dễ bị nhầm với cây Trầu Bà vì khá giống nhau. Cây vạn niên thanh thuộc họ thực vật Araceae, có nguồn gốc từ Colombia, Brazil. Xem nhiều cây phong thủy khác tại danh mục: CÂY ĐỂ BÀN
Đặc điểm cây Vạn Niên Thanh
Vạn Niên Thanh là một loại cây thân thảo cứng cáp hơn cây Trầu bà một chút. Rễ chùm mập, ngắn, còn lá cây xanh với màu trắng ở giữa phiến lá, lan dần từ gân lá. Lá cây mềm, xanh quanh năm, khi bẹ lá rụng để lại một vòng xung quanh thân cây. Đây là một loại cây sống khá lâu năm, dễ trồng và chăm sóc nên thường được chọn làm cây cảnh trang trí nhà cửa. Cây trồng văn phòng thường có chiều cao từ 40 – 100cm. Cây để bàn có chiều cao khoảng 15 – 35cm. Hoa Vạn Niên Thanh mọc đơn có màu trắng và thường xuất hiện khi thời tiết mát mẻ.
Tác dụng của cây Vạn Niên Thanh
Vạn Niên Thanh được dùng làm cây trang trí nhà cửa, văn phòng, bàn làm việc,… Cây tạo nên một không gian xanh, một môi trường sống xanh. Cây thích hợp để bàn, trang trí ban công, hành lang, cầu thang, tường nhà,…
Lá cây giúp lọc không khí và khử độc: Vạn Niên Thanh được xem như những “máy lọc không khí mini” giúp cho không gian xung quanh trong lành, tốt cho sức khỏe hơn. Cây còn có khả năng hấp thụ khí độc trong môi trường, bức xạ từ các thiết bị điện tử như máy tính điện thoại,…
Cây Vạn Niên Thanh đã được nhiều nghiên cứu khoa học công nhận về khả năng kiểm soát sự lây lan và phát triển của các tế bào ung thư.
Làm quà tặng ý nghĩa: Loại cây này thường được gửi làm quà tặng trong các dịp lễ như mừng tân gia, khánh thành nhà cửa, khai trương cửa hiệu, chúc mừng năm mới,… Với ý nghĩa giúp thu hút tài lộc, may mắn và thịnh vượng đến cho gia chủ. Ngoài ra, nó còn mang ý nghĩa cuộc sống gia đình êm ấm, hạnh phúc.
Là cây thuốc dễ tìm: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng cây còn có tác dụng trong nhiều bài thuốc thanh nhiệt, bạch cầu, lợi tiểu hay cầm máu.
Cây Vạn Niên Thanh hợp mệnh gì?
Vạn Niên Thanh hợp có thể hợp rất tất cả các mệnh. Cây được cho là giúp cho các mệnh đều thu hút vượng khí, có sức khỏe dồi dào, tài lộc, may mắn mau đến.
Ngoài ra mệnh hợp nhất với cây Vạn Niên Thanh là mệnh Thổ. Người có mệnh Thổ tính cách ôn hòa, hiền lành, trầm tính, thiếu đi sự quyết đoán và đó chính là điểm yếu của họ. Cây giúp cho những người mệnh Thổ tăng sự tập trung, quyết đoán, mạnh mẽ và độc lập. Điều này giúp ích rất nhiều cho họ trong cuộc sống, giúp họ đạt được thành công.
Bên cạnh đó cây Vạn Niên Thanh còn có màu đặc trưng là trắng và xanh lá cây nên đặc biệt là người mệnh Kim và mệnh Thủy. Những người tuổi này trồng chúng sẽ gặp nhiều điềm lành, tránh điềm dữ. Con đường công danh sự nghiệp cũng ngày càng đi lên.
Cây Vạn Niên Thanh hợp tuổi gì?
Cây Vạn Niên Thanh có sức sống mãnh liệt tượng trưng cho sự nỗ lực, ý chí vươn lên không ngừng nghỉ. Vì vậy mà nó rất hợp với những người tuổi Thìn (tuổi Rồng). Người tuổi Thìn cũng có tính cách mạnh mẽ giống như loại cây này vậy. Có một cây Vạn Niên Thanh trong nhà sẽ đem lại thuận lợi, thịnh vượng, sung túc và cát tường cho những người tuổi này.
Ý nghĩa phong thủy của cây Vạn Niên Thanh
Cây vạn niên thanh mang ý nghĩa khá may mắn cho người trưng cây, và được sử dụng rộng rãi trong trang trí nội thất, thiết kế tiểu cảnh sân vườn với nhiều ưu điểm, ý nghĩa. Trong phong thủy sử dụng loại cây này sẽ chứng tỏ chủ nhân có đầu óc khoa học, yêu ghét phân minh, càng thích hợp cho người làm trong những lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, đầu tư chứng khoán hay mở mang thị trường mới, lĩnh vực mới.
Vào mùa đông lá cây vẫn xanh tốt, không héo úa nên được coi là mang ý nghĩa cát tường và sử dụng rộng rãi trong ngày tết với mong muốn sung túc tốt đẹp, trong hôn nhân thì cầu chúc như ý, trong lễ mừng thọ là để chúc ông bà sống lâu với con cháu.
Vị trí đặt cây Vạn Niên Thanh
Đặt cây Vạn Niên Thanh trong nhà, nơi làm việc sẽ giúp hóa giải sát khí, tốt cho những người thi cử, khởi nghiệp. Người chơi nên đặt cây bên cạnh cửa sổ, gần bàn học, trong phòng đọc sách, văn phòng làm việc…
Đối với những chậu cây Vạn Niên Thanh lớn, thường được trồng có 1 cọc trụ lớn ở giữa thì người chơi nên đặt ở phòng khách, hàng lang, đại sảnh, khách sạn…
Vạn Niên Thanh cũng có thể được trồng thành các giỏ treo nhỏ rủ xuống mềm mại nên được treo ban công, giàn hoa, hàng rào.
Cây cũng có thể được trồng thủy canh đặt trên bàn làm việc, bàn học,…
Cây Vạn Niên Thanh có độc không?
Theo ông Nguyễn Nguyên Cương – Giám đốc Trung tâm Giáo dục & Truyền thông Môi trường cho biết, vạn niên thanh chỉ được ưa chuộng rộng rãi hơn 10 năm trước. 10 năm trở lại đây loài cây này ít được yêu thích vì bản thân nó có một số chất gây hại.
Độc chất của cây vạn niên thanh chính là calcium oxalate. Độc chất calcium oxalate phân bố trong các bộ phận của cây và chủ yếu trên lá. Khi nhai lá, ăn lá sẽ gây ra bỏng rát niêm mạc miệng, da. Nếu tiếp xúc với nhựa từ lá có thể gây dị ứng da, bỏng miệng, cứng miệng, nghẹn họng và khó thở. Nếu không may bị dính phải bạn nhanh chóng rửa sạch bằng nước ấm hoặc nước muối loãng, tuyệt đối không được dùng tay gãi hoặc cào. Trường hợp bị nặng cần nhanh chóng vào viện hoặc gặp bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời.
Ông Cương lưu ý thêm, bất kỳ loại cây hoặc hoa trồng trong nhà không nên mạo hiểm ăn thử. Trong gia đình có trẻ em dưới 6 tuổi lưu ý không cho trẻ hái, nhai, nuốt lá hoặc hoa các loại cây này, rất nguy hiểm.
Cách trồng và chăm sóc cây Vạn Niên Thanh
Vạn Niên Thanh khá dễ trồng và chăm sóc, bạn có thể tham khảo các bước dưới đây:
Đất trồng: Nên trồng cây trong đất tơi xốp. Khoảng 2 năm nên thay đất một lần để bổ sung dinh dưỡng mới cho cây. Để bắt đầu cách trồng Vạn Niên Thanh, bạn trộn đất với trấu, xơ dừa, hay mùn cưa để tăng độ tơi xốp theo tỉ lệ: đất gấp 2 lần trấu, xơ dừa và phân ủ sẵn.
Tưới nước: Một tuần chỉ nên tưới cho cây từ 1-2 lần. Với những cây lớn nên tưới 500 – 800 ml nước một lần. Với những cây để bàn chỉ cần khoảng 200ml nước. Với những cây cảnh sống trong môi trường máy lạnh. Chỉ nên tưới cho cây mỗi tuần 1 lần.
Ánh sáng: Vạn Niên Thanh là cây ưa bóng vì vậy nên đặt cây ở những nơi mát mẻ thoáng đãng. Nên trồng cây ở những nơi có nhiều ánh sáng vừa phải như phòng khách, hành lang, cửa sổ, bên cạnh cửa ra vào,… Nếu cây sống trong phòng máy lạnh có ánh sáng đèn huỳnh quang thì một tuần nên mang cây ra phơi nắng 1 lần để cây tươi xanh hơn.
Còn cách trồng cây trong nước cần chú ý gì?
- Đổ nước vào khoảng 2/3 bình, thêm vài giọt thủy sinh dinh dưỡng cho cây nhanh lớn.
- Để nhánh cây đã ra rễ vào bình nước rồi đặt nơi thoáng mát.
Hi vọng những thông tin chia sẻ của Nội Thất Đức Khang (DKF) về cây Vạn Niên Thanh trên đã hữu ích với bạn. Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất về các dịch vụ nội thất phong thủy qua địa chỉ:
Công ty Cổ phần Nội thất Đức Khang
- Xưởng sản xuất: Xứ Ngõ Gỗ, thôn Sinh Liên, xã Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội
- Địa chỉ văn phòng: Số 46, Đường Linh Đàm, Khu đô thị Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.
- Hotline: 0915 256 266 – 0967 276 668 – 0981 503 868
- Email: noithatduckhang@gmail.com
Tham khảo thêm các loại cây phong thủy:
- Cây Tóc Thần Vệ Nữ hợp mệnh gì, tuổi gì? Ý nghĩa phong thủy
- Cây Dương Xỉ hợp mệnh gì, tuổi gì? Ý nghĩa phong thủy
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Top 10+ đá phong thủy cho người tuổi Dậu thu hút tài lộc
Đá phong thuỷ mang lại nhiều lợi ích về mặt năng lượng, may mắn và...
Top 10+ đá phong thủy cho người tuổi Thân thu hút tài lộc
Đá phong thủy được sử dụng rất nhiều ở cả phương Đông và phương Tây....
Top 10+ đá phong thủy cho người tuổi Mùi thu hút vượng khí
Đá phong thủy được cho là có khả năng ảnh hưởng tích cực đến năng...