Cây cung điện vàng là loại cây cảnh được ưa chuộng trong không gian, bởi vẻ đẹp sang trọng và ý nghĩa phong thủy mà nó mang lại. Ở bài viết dưới đây, sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về loại cây cung điện vàng từ đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc loài cây này. Cùng theo dõi ngay!
Nguồn gốc, đặc điểm của cây cung điện vàng
Cây cung điện vàng không chỉ dùng để trang trí cho không gian mà chúng còn mang nhiều tác dụng khác như:
Nguồn gốc của cây cung điện vàng
Cây cung điện vàng (Aglaonema spp) có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Châu Á, cây thuộc họ Ráy (Araceae). Loại cây thân thảo này sở hữu vẻ ngoài nổi bật với lá màu xanh xen lẫn sắc vàng rực rỡ, đúng như tên gọi của nó. Xem nhiều cây phong thủy khác tại danh mục: CÂY ĐỂ BÀN
Đặc điểm cây cung điện vàng
Cây cung điện vàng thường được biết đến với nhiều tên gọi khác như cung điện hoàng hậu, hoàng mai mini, huy hoàng. Giống như cây kim tiền, cung điện vàng rất dễ trồng và chăm sóc kết hợp cùng vẻ đẹp tao nhã, thanh thoát nên cây thường được trang trí trong nội thất văn phòng, nhà ở, nhà hàng, quán cafe…
Cây thuộc loại cây thân thảo, màu trắng hồng và thường mọc thành bụi, sống lâu năm và chiều cao khoảng 20-150cm. Lá cây cung điện vàng có màu xanh đậm xen kẽ là màu vàng, gân lá có màu hồng nhạt ấn tượng. Phần lá dày bóng, có hình dạng thuôn nhọn ở đầu, hoa có màu trắng hoặc xanh mọc kín đáo sau tán lá. Vì là loài cây hiếm khi ra hoa nên khi ra hoa là dấu hiệu của sự may mắn đang tới.
Cây cung điện vàng có hoa không?
Cung điện vàng có hoa màu trắng hoặc xanh nhạt, mọc kín khuất sau tán lá nên thường không được chú ý nhiều, đặc biệt là so với độ rực rỡ của lá thì hoa thường bị lu mờ. Hoa của cây cung điện vàng thường nhỏ, không có nhiều cánh và màu sắc cũng nhạt nhòa so với lá, lại mọc kín đáo trên cây nên không dễ dàng thấy được. Đây là loại cây rất hiếm khi ra hoa, nên khi ra hoa thì là dấu hiệu của sự may mắn.
Cây cung điện vàng có giá bao nhiêu?
Giá thành của cung điện vàng có thể dao động từ 45.000 vnđ – 750.000 vnđ/cây tùy thuộc vào kích thước của cây, độ hiếm của cây, số lượng lá hoặc độ dày của lá. Nhưng nếu cây có kích thước lớn, giống quý hiếm với màu sắc và hoa văn độc đáo thì giá có thể lên tới vài triệu đồng, thậm chí là cao hơn nữa.
Tác dụng của cây cung điện vàng
Giống như những cây cảnh khác, cung điện vàng cũng mang lại tác dụng to lớn đối với đời sống như:
Làm đẹp cho không gian, bởi đây là loại cây mang vẻ đẹp sang trọng với sắc xanh kết hợp những đốm vàng trên bề mặt cây, giúp mang lại vẻ tươi tắn và tràn đầy sức sống cho không gian. Cây cung điện vàng thường được dùng làm cây cảnh trang trí bàn làm việc, phòng họp, sảnh lễ tân, phòng khách… Dù là ở không gian nào thì cung điện vàng cũng làm tốt nhiệm vụ của mình, giúp nâng cao giá trị thẩm mỹ cho tổng thể. Thân cây là có màu hồng nhạt chính là điểm nhấn ấn tượng của loại cây này, xét một cách tổng thể thì cây cung điện vàng toát lên một vẻ đẹp vô cùng lãng mạn, dịu dàng giúp tô điểm cho không gian thêm phần hoàn hảo hơn.
Cây cung điện vàng là loại cây cảnh giúp hấp thụ khí CO2 và tăng nồng độ oxy trong không khí, tốt cho sức khỏe. Khi bố trí cung điện vàng trong nhà, văn phòng hợp lý thì có thể giảm tới 60% nấm mốc, thanh lọc không khí và những độc hại từ thiết bị điện tử.
Ý nghĩa phong thủy của cây cung điện vàng
Cây cung điện vàng với màu vàng đặc trưng trên lá được xem như biểu tượng của sự giàu có, phú quý và thịnh vượng. Không chỉ vậy màu vàng trên lá còn là tượng trưng của vàng bạc, tiền tài nên khi đặt cây trong nhà sẽ giúp mang lại may mắn, tài lộc tới cho gia chủ. Ngoài ra, cung điện vàng còn có khả năng hấp thụ năng lượng xấu, xua đuổi tà khí để tạo nên một không gian sống trong lành và hài hòa. Cây cung điện vàng còn giúp cân bằng âm dương trong nhà, thúc đẩy sự nghiệp để gia chủ có thêm động lực công việc đạt nhiều thành công hơn.
Cây cung điện vàng hợp mệnh gì?
Cây cung điện vàng hợp với những người thuộc mệnh Kim và mệnh Thủy, bởi lá cây có màu xanh đan xen cùng màu vàng nổi bật. Trong phong thủy, màu vàng tương ứng với mệnh Kim và theo ngũ hành thì mệnh Kim tương sinh với mệnh Thủy, nên cây rất hợp với những người mệnh Thủy. Cây cung điện vàng được coi là “lá bùa hộ mệnh” của những người mang mệnh này, chúng giúp chủ nhân luôn thuận lợi trong công việc, thu hút tài lộc và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn.
Cây cung điện vàng hợp tuổi gì?
Như đã nói ở trên thì cây cung điện vàng hợp với những thuộc mệnh Kim và Thủy, mà mỗi mệnh sẽ tương ứng với các tuổi cụ thể là:
- Cây cung điện vàng hợp với người mệnh Kim thuộc các tuổi như: Nhâm Thân (1932, 1992), Ất Mùi (1955, 2015), Giáp Tý (1984, 1924), Quý Dậu (1933, 1993), Nhâm Dần (1962, 2022), Ất Sửu (1985, 1925), Canh Thìn (1940, 2000), Quý Mão (1963, 2023), Tân Tỵ (1941, 2001), Canh Tuất (1970, 2030), Giáp Ngọ (1954, 2014), Tân Hợi (1971, 2031)
- Cây cung điện vàng hợp với người mệnh Thủy thuộc các tuổi như: 1944, 1945, 1952, 1953, 1966, 1967, 1974, 1975, 1982, 1983, 1996, 1997, 2004, 2005, 2012, 2013, 2026, 2027…
Cây cung điện vàng được đặt ở đâu cho tốt?
Với vẻ đẹp độc đáo cùng cái tên kiêu sa thì cung điện vàng chính là quyết định được nhiều gia đình, văn phòng lựa chọn. Cây cung điện vàng là loài cây dễ trồng, dễ chăm sóc và dễ thích nghi với nhiều điều kiện sống. Chiều cao của cung điện vàng là từ khoảng 20-150cm, nên rất thích hợp với nhiều không gian khác nhau như trước sảnh công ty, khách sạn, quầy lễ tân, phòng họp… thì những chậu lớn sẽ là lựa chọn hoàn hảo. Còn đối với những không gian nhỏ hơn thì có thể đặt cây cung điện vàng trên bàn làm việc, kệ tivi, kệ tủ, giá sách… Đặc biệt, thế mạnh của cung điện vàng là cho dù phải sống trong môi trường nhiều nắng hay bóng râm thì chúng đều sẽ thích nghi được. Và trong mỗi môi trường thì màu sắc của lá cũng sẽ thay đổi khá ấn tượng.
Cách trồng và chăm sóc cây cung điện vàng
Dưới đây sẽ là cách trồng và chăm sóc cung điện vàng đơn giản mà ai cũng có thể tự làm tại nhà:
Cách trồng cây cung điện vàng
Khi trồng cung điện vàng thì cần chuẩn bị đất tơi xốp, thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng. Có thể mua đất tại các cửa hàng chuyên dụng hoặc tự trộn đất thịt với xơ dừa, tro trấu theo tỷ lệ 2:1:1. Chậu trồng thì phải có kích thước phù hợp với cây, có lỗ thoát nước để tránh cây bị ngập úng và thối rễ. Về cây giống thì nên chọn cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh để cây được phát triển khỏe mạnh nhất.
Nên đặt một lớp đất mỏng xuống đáy chậu, đặt cây con vào giữa chậu và giữ cho cây thẳng đứng. Tiếp theo đó, nên lấp đất đầy chậu và ấn nhẹ phần đất xung quanh gốc cây, tưới nước cho cây sau khi trồng để đảm bảo độ ẩm.
Cách chăm sóc cây cung điện vàng
Khi chăm sóc cây thì cần phải lưu ý rằng, cây cung điện vàng là cây ưa bóng râm, phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng nhẹ. Cho nên cần tránh đặt cây dưới ánh nắng trực tiếp, nhất là buổi trưa để cây không bị cháy lá khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Cần phải tưới nước 1-2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều mát, khi thấy lớp đất khô và không nên tưới quá nhiều để tránh cây bị úng rễ.
Nên bón phân định kỳ cho cây từ 1-2 tháng/lần bằng phân bón hữu cơ hoặc phân bón tan chậm, để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây. Thường xuyên lau lá bằng khăn ấm để loại bỏ bụi bẩn, cũng như giúp cây quang hợp tốt hơn.
Một số bệnh thường gặp ở cây cung điện vàng
Cung điện vàng tuy dễ sống, dễ chăm sóc và ít bị sâu bệnh nhưng trong quá trình trồng cây thì cũng nên chú ý một vài vấn đề để phòng tránh bệnh cho cây:
- Khi cây bị vàng lá, héo lá thì nên cắt bỏ đi, nhưng nếu cây đang trong quá trình ra hoa thì không nên cắt tỉa. Nên đặt cây ở chỗ mát mẻ, không khí trong lành và tránh để những nơi có ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào.
- Nếu cây bị rệp trắng thì cần nhanh chóng xử lý, vì chúng sinh sôi rất nhanh sẽ gây hại cho cây cung điện vàng. Khi số lượng rệp ít thì có thể dùng cồn hoặc nước muối pha loãng để lau sạch, còn với số lượng rệp nhiều thì nên dùng thuốc phun và đưa ra nắng để diệt vi khuẩn.
Những lưu ý khi trồng cây cung điện vàng
Để giúp cây cung điện vàng có thể phát triển khỏe mạnh, luôn xanh tươi thì cần phải lưu ý một vài điều sau đây:
- Cây ưa bóng nên nên không được để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, đặc biệt là nắng buổi trưa, vì có thể làm cháy lá. Nên đặt cây ở trong bóng mát, nơi có ánh nắng nhẹ nhàng, gần cửa sổ hoặc gần ban công.
- Cây cung điện vàng thích hợp với nhiệt độ từ 18-28 độ C, tránh để cây tiếp xúc với môi trường quá nóng hoặc quá lạnh.
- Khi trồng nên chọn đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt và có thể trộn thêm ít xơ dừa, phân bò hoai mục để đất tăng độ phì nhiêu.
- Tưới nước vừa đủ, không cần tưới quá nhiều mà chỉ nên tưới khi đất mặt chậu khô. Khi tưới thì nên tưới vào gốc cây, không tưới lên lá.
- Cần cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng phân bón NPK định kỳ từ 1-2 tháng/lần, giúp cây phát triển tốt hơn. Nên bón phân với liều lượng vừa phải, không bón quá nhiều sẽ làm cháy rễ cây.
- Thường xuyên vệ sinh lá cây để loại bỏ bụi bẩn và các mầm bệnh, cũng giúp cây quang hợp tốt hơn.
- Thường xuyên cắt tỉa những lá vàng, lá héo để cây phát triển tốt nhất
- Thường xuyên kiểm tra cây để phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời, nếu cây bị sâu bệnh thì có thể dùng thuốc bảo vệ thực vật sinh học để bảo vệ môi trường xung quanh.
- Nên đổi chậu định kỳ 2-3 năm/lần như vậy sẽ tạo thêm không gian rộng để cây phát triển khỏe mạnh hơn.
- Nếu trồng thủy sinh thì cần thay nước thường xuyên và bổ sung dinh dưỡng cho cây.
Những thông tin chi tiết về cây cung điện vàng hợp mệnh gì, ý nghĩa phong thủy của cung điện vàng đã được chia sẻ trong bài viết trên. Nếu có nhu cầu mua cây và cần được tư vấn thêm về cách chọn cây hợp phong thủy theo mệnh, Quý khách hàng hãy liên hệ ngay cho Nội thất Đức Khang để được tư vấn chi tiết hơn nhé.
Công ty Cổ phần Nội thất Đức Khang
- Xưởng sản xuất: Xứ Ngõ Gỗ, thôn Sinh Liên, xã Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội
- Địa chỉ văn phòng: Số 46, Đường Linh Đàm, Khu đô thị Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.
- Hotline: 0915 256 266 – 0967 276 668 – 0981 503 868
- Email: noithatduckhang@gmail.com
Xem thêm:
- Cây sử quân tử hợp mệnh gì? Tuổi gì? Ý nghĩa phong thủy
- 10 loại cây để bàn làm việc hợp phong thủy dành cho văn phòng
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Tủ tài liệu cánh lùa là gì? Mẫu tủ cánh lùa DKF đẹp 2022
Tủ tài liệu cánh lùa có thiết kế cánh tủ hiện đại giúp tiết kiệm...
Bề mặt gỗ Laminate là gì? Cấu tạo và ứng dụng?
Các công trình nội thất hiện đại, sang trọng hiện nay đều rất chuộng sử...
Nhôm đúc là gì? Đặc tính và ứng dụng của nhôm đúc?
Nhôm đúc là một loại chất liệu rắn chắc với khả năng chịu lực và...