Cây trường sinh có hình dáng nhỏ với màu xanh tươi mát, vẻ đẹp tinh tế nên rất được nhiều người ưa chuộng, trang trí trong không gian. Vậy cây trường sinh hợp với mệnh nào? Chúng mang ý nghĩa phong thủy và công dụng ra sao? Để có câu trả lời chính xác nhất thì hãy theo dõi hết bài viết dưới đây nhé.
Nguồn gốc, đặc điểm của cây trường sinh
Cây trường sinh thể hiện sức sống mãnh liệt và sự trường tồn, hơn hết chúng thích nghi với nhiều điều kiện sống khác nhau ngay cả những điều kiện khắc nghiệt nhất.
Nguồn gốc của cây trường sinh
Cây trường sinh có tên khoa học là Peperomia Obtusifolia, thuộc họ thuốc bỏng (Crassulaceae) có nguồn gốc từ Madagascar, Nam Phi. Đây là những vùng đất có khí hậu nhiệt đới, khô hạn và cây thích nghi với điều kiện khắc nghiệt để tồn tại. Ngoài cái tên trường sinh thì cây còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhu lá bông, đả bất tử, diệp sinh căn, cây bỏng, thiên cảnh, thiên cảnh tạp giao…
Đặc điểm cây trường sinh
Cây Trường Sinh có tên khoa học là Peperomia Obtusifolia, thuộc họ Crassulaceae (thuốc bỏng). Ngoài ra nó còn có các tên gọi khác là cây Diệp Sinh Căn, cây Đả Bất Tử, cây Thiên Cảnh Tạp Giao hay cây Phải Bỏng. Đây là một loại thân thảo chiều cao trung bình của cây từ 15 – 25cm, có nguồn gốc từ Mexico và vùng biển Caribbean. Nó có thể sinh trưởng và phát triển quanh năm. Thân cây nhẵn bóng, mọng nước, mọc từ thân và gốc. Lá cây có hình tròn, dày, màu xanh đậm. Hoa của cây Trường Sinh khá hiếm, nếu có thì mùa hoa vào khoảng tháng 12 – tháng 4 năm sau. Hoa màu trắng, có mùi thơm nhẹ.
Cây trường sinh có hoa không?
Cây trường sinh có hoa nhỏ, màu trắng và mọc thành từng chùm nhỏ. Thời gian ra hoa thường vào khoảng tháng 12 – tháng 4 năm sau. Nhưng không phải cây nào cũng ra hoa và việc cây ra hoa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống cây, điều kiện chăm sóc, môi trường sống… Mặc dù hoa không quá nổi bật nhưng việc cây trường sinh ra hoa vẫn mang ý nghĩa rất đặc biệt, nó tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở và trường tồn.
Cây trường sinh có độc không?
Một số loại cây trường sinh có thể gây độc và tập trung vào phần nhựa cây, khi da tiếp xúc trực tiếp với nhựa cây có thể gây ngứa, kích ứng da. Nếu như vô tình ăn phải thì có thể gây kích ứng niêm mạc (miệng, lưỡi, họng bị sưng, nóng rát), rối loạn tiêu hóa, khó thở đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nên khi cắt tỉa cây thì cần đeo găng tay để tránh tiếp xúc với nhựa cây, không được đặt gần trẻ em và vật nuôi để tránh chạm phải cây.
Cây trường sinh có những loại nào?
Cây trường sinh là loại cây cảnh rất được ưa chuộng, nhờ vào vẻ ngoài xanh tươi cùng ý nghĩa phong thủy sâu sắc. Hiện có rất nhiều loại cây trường sinh khác nhau, mỗi loại đều mang đặc điểm riêng biệt, sau đây là những loại cây phổ biến:
- Cây trường sinh lá tròn: Đây là loại cây phổ biến thường được trồng làm cây cảnh để bàn hoặc treo tường, lá cây hình tròn, mọng nước và màu xanh đậm.
- Trường sinh cẩm thạch: Có phần lá màu xanh pha trộn cùng màu sắc khác như hồng, trắng, vàng tạo nên vẻ đẹp độc đáo và ấn tượng.
- Trường sinh lá dài: Có lá thuôn dài, nhọn ở đầu, màu xanh đậm nên loại cây này thường được trồng ở trong chậu treo hoặc đặt ở những nơi có không gian rộng.
- Trường sinh hoa: Đây là loại cây trường sinh có thể ra hoa, nhưng hoa thường nhỏ và không quá sặc sỡ.
Cây trường sinh có giá bao nhiêu?
Hiện nay, có thể tìm mua được cây trường sinh ở các cửa hàng cây cảnh, vườn ươm hay trên các trang thương mại điện tử. Giá thành của cây phụ thuộc vào loại cây, kích thước, hình dáng, chậu trồng… nên giá thường dao động từ 70.000 vnđ – 200.000 vnđ/cây.
Tác dụng của cây trường sinh
Cây Diệp Sinh Căn có vẻ ngoài đẹp hút mắt và màu xanh tươi quanh năm. Vì vậy nên thường được sử dụng để trang trí cho không gian trong gia đình, văn phòng hay nhà hàng, quán cà phê,… Từ đó giúp tăng tính thẩm mỹ và thư giãn hiệu quả, tăng năng suất làm việc.
Cây trường sinh còn có khả năng thanh lọc không khí rất tốt. Nó có khả năng hút các khí độc như cacbondioxit, fomandehit và cung cấp oxy giúp mang lại bầu không khí xanh mát. Cây còn thể thể hút nhiệt tỏa ra từ khác thiết bị máy móc làm giảm nhiệt độ phòng mang lại bầu không khí làm việc thoải mái. Đặt một chậu Trường Sinh để bàn làm việc như để một chiếc máy điều hòa sinh học có khả năng hút bụi bẩn có hại, mang lại nguồn không khí chất lượng cao, bảo vệ sức khỏe.
Cây trường Sinh thường được sử dụng làm quà tặng ý nghĩa cho những dịp như tân gia, thăng chức hay lễ tết,… Đây như một lời chúc mang ý nghĩa may mắn, sức khỏe, tài lộc. Ngoài những tác dụng kể trên thì cây trường sinh còn được sử dụng làm phương thuốc chữa bệnh ho lâu ngày vô cùng hiệu quả.
Ý nghĩa phong thủy của cây trường sinh
Cây Trường Sinh trong Phong thủy giúp mang đến sức khỏe, tài lộc, may mắn và sự hưng thịnh. Ngoài ra, nó còn là biểu tượng của sự sinh sôi, nảy nở cho các mối quan hệ hợp tác lâu dài bạn bè hay đồng nghiệp kinh doanh. Nên khi trong nhà hay khu vực làm việc có một cây trường sinh sẽ đem đến cho bạn nhiều điều tốt lành.
Cây trường sinh hợp mệnh gì?
Cây Trường Sinh có một màu xanh lục từ thân cây đến lá cây, vì thế mà hợp với mệnh Mộc. Những người mệnh Mộc trồng cây trường sinh để bàn trong nhà thường đem đến sự may mắn, sức khỏe, thịnh vượng cho gia chủ. Bên cạnh đó trong Ngũ hành Phong thủy, Mộc sinh Hỏa nên những người mệnh Hỏa trồng loại cây này cũng rất may mắn và phù hợp.
Cây trường sinh hợp tuổi gì?
Như đã nói ở trên, cây trường sinh hợp với những người thuộc mệnh Mộc và Hỏa. Trong đó những người tuổi Ngọ – Ngựa là rất thích hợp để trồng cây, tuổi Ngọ bao gồm các tuổi 1954, 1906, 1966, 1918, 1978. 1930. 1990. 1942, 2002, 2014..
Những người tuổi Ngựa thích cuộc sống tự do, hoang dã, rất năng động, nhiệt tình. Họ thích những nơi đông người và đam mê khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống. Tuy nhiên họ lại không giỏi kiềm chế và che giấu được cảm xúc của mình. Trồng một chậu Trường Sinh sẽ giúp người tuổi Ngọ cân bằng được cuộc sống mang lại may mắn, tài lộc, giúp xua đi những điềm xấu, xây dựng được mối quan hệ trong cuộc sống bền chặt và đem đến sức khỏe.
Cây trường sinh được đặt ở đâu cho tốt?
Việc đặt cây trường sinh đúng vị trí không chỉ giúp cây phát triển tốt mà còn mang lại nhiều ý nghĩa phong thủy sâu sắc. Khi đặt cây ở phòng khách hoặc trên bàn trà, sẽ giúp không gian trở nên sinh động và tươi mát hơn, ngoài ra còn giúp mang lại tài lộc và may mắn cho gia đình. Hoặc có thể đặt cây trong phòng ngủ, nhưng nên đặt ở những vị trí có ánh sáng dịu nhẹ, tránh đặt quá gần giường ngủ vì cây sẽ hấp thụ oxy vào ban đêm và ảnh hưởng tới giấc ngủ. Nếu đặt ở văn phòng, cây trường sinh sẽ giúp không gian làm việc trở nên xanh mát và tăng cường năng lượng tích cực cho người ngồi làm việc.
Cách trồng và chăm sóc cây trường sinh
Do cây thuộc họ thuốc bỏng nên giâm cành hay gieo hạt thì đều sử dụng được, nếu hay quên hoặc sợ không chăm cây được thì có thể chọn trồng cây thủy sinh:
Cách trồng cây trường sinh
- Cách gieo hạt: Nên mua hạt giống có độ mẩy, chắc chắn tại các cửa hàng uy tín, sau đó rồi đem ngâm hạt vào nước ấm khoảng 30 phút. Tiếp đó là nên gieo trên đất tơi xốp trong vườn hay bỏ đất vào trong chậu cậy, cho phần hạt đã ủ vào và phủ một lớp đất lên trên. Cuối cùng, tưới phun sương và khoảng vài tuần thì cây sẽ nảy mầm, nhưng cách này sẽ tốn thời gian để có được cây trưởng thành.
- Cách giâm lá, cành: Cần chọn lá già, bóng và mọng nước hoặc cành khỏe, không trầy xước rồi cắt ra. Chọn vị trí đất mềm, xốp và có thể trồng trong chậu. Bước cuối cùng là cắm cành hay lá vào và tưới nước 2 lần/tuần, sau đó mấy ngày lá hay cành sẽ mọc ra cây con.
Để trồng cây thủy sinh thì cần chọn chậu thủy tinh, sỏi, nước và dung dịch thủy sinh. Sau đó, rửa sạch phần rễ và đem cắm vào chính giữa chậu. Bước cuối là cho nước vào ngập đủ phần rễ, tránh ngập phần lá và cho vài giọt dung dịch thủy sinh là hoàn thành.
Cách chăm sóc cây trường sinh
Cây trường sinh ưa nắng gián tiếp nên tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, hoặc để cây tiếp xúc với nắng nhẹ 1-2 tiếng để cây quang hợp tốt hơn. Khi cây đã nảy mầm và phát triển thì nên tưới cây 1 lần/tuần, chỉ nên tưới 2 lần/ngày khi giâm lá hoặc cành để cây ra mầm tiếp.
Nên bón phân 2 tháng/lần và nếu cây bị sâu bệnh thì nên mua thuốc trừ sâu hữu cơ về phun, đến khi nào cây hết bệnh. Phần lá cây sâu hay cành bị hư thối thì cần phải cắt bỏ để không ảnh hưởng tới cả cây.
Những thông tin chi tiết về cây trường sinh hợp mệnh gì, ý nghĩa phong thủy của cây trường sinh đã được chia sẻ trong bài viết trên. Nếu có nhu cầu mua cây và cần được tư vấn thêm về cách chọn cây hợp phong thủy theo mệnh, Quý khách hàng hãy liên hệ ngay cho Nội thất Đức Khang để được tư vấn chi tiết hơn nhé.
Công ty Cổ phần Nội thất Đức Khang
- Xưởng sản xuất: Xứ Ngõ Gỗ, thôn Sinh Liên, xã Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội
- Địa chỉ văn phòng: Số 46, Đường Linh Đàm, Khu đô thị Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.
- Hotline: 0915 256 266 – 0967 276 668 – 0981 503 868
- Email: noithatduckhang@gmail.com
Xem thêm:
- Cây cau vàng hợp mệnh gì? Tuổi gì? Ý nghĩa phong thủy?
- Cây chà là hợp mệnh gì, tuổi gì? Cây chà là giá bao nhiêu?
- 10 loại cây để bàn làm việc hợp phong thủy dành cho văn phòng
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Tủ tài liệu cánh lùa là gì? Mẫu tủ cánh lùa DKF đẹp 2022
Tủ tài liệu cánh lùa có thiết kế cánh tủ hiện đại giúp tiết kiệm...
Bề mặt gỗ Laminate là gì? Cấu tạo và ứng dụng?
Các công trình nội thất hiện đại, sang trọng hiện nay đều rất chuộng sử...
Nhôm đúc là gì? Đặc tính và ứng dụng của nhôm đúc?
Nhôm đúc là một loại chất liệu rắn chắc với khả năng chịu lực và...