Hoàn toàn có thể trồng hoa nhài trước nhà, bởi hoa nhài là loại cây mang năng lượng dương, giúp xua đuổi tà khí để mang lại may mắn và tài lộc cho gia đình. Hoa còn có mùi thơm đặc trưng giúp không gian sống dễ chịu và thư giãn, bên cạnh đó hương thơm của hoa nhài còn giúp giảm stress, kháng khuẩn giúp không khí trong lành hơn.
Đặc điểm của hoa nhài
Hoa nhài còn được biết tới với nhiều tên khác nhau như hoa lài, hoa mạt ly, hoa mạt lợi… tên khoa học là Jasmine Sambac. Hoa nhài có hương thơm dễ chịu và được trồng phổ biến trên khắp thế giới. Hoa thuộc loài cây thân thảo, thường mọc thành bụi lớn và có chiều cao lên tới khoảng 2m, cây thường mọc thành nhiều cành xum xuê, tạo ra một hình dáng cây bụi rậm rạp và đẹp mắt. Lá của cây hoa nhài có dạng hình bầu dục, màu xanh bóng, mượt mà và chúng được sắp xếp thành cặp hoặc xoắn trên các cành, mặt dưới thường có lớp lông mịn.
Mỗi cành thường mang lại từ 2 – 3 bông hoa, hoa thường có màu trắng sữa, một số loài có thể có các tone màu nhạt khác, hoa thường có mùi hương ngào ngạt và quyến rũ đặc trưng của hoa nhài. Quả của cây thường có màu đen và thường được tạo ra sau khi hoa rụng.
Có nên trồng hoa nhài trước nhà không?
Hoàn toàn có thể trồng hoa nhài trước nhà, bởi hoa nhài là loại cây mang năng lượng dương, giúp xua đuổi tà khí để mang lại may mắn và tài lộc cho gia đình. Hoa còn có mùi thơm đặc trưng giúp không gian sống dễ chịu và thư giãn, bên cạnh đó hương thơm của hoa nhài còn giúp giảm stress, kháng khuẩn giúp không khí trong lành hơn.
Trong phong thủy, hoa nhài được xem là loại cây mang lại tài lộc và thịnh vượng. Hoa nhài còn giúp bài trừ điều xui rủi, thu hút các nguồn năng lượng tích cực, giảm căng thẳng và kích thích sự hưng phấn cho gia chủ khiến cho các mối quan hệ trong gia đình luôn thuận hòa.
Ngoài các ý nghĩa phong thủy thì cây hoa nhài còn có nhiều tác dụng như với sức khỏe, hoa nhài có tính mát, vị cay và ngọt nên giúp thanh nhiệt, giải độc thường dùng để trị phát sốt, đau bụng, sởi… hiệu quả.
Hoa nhài còn chứa các hợp chất như flavonoid, khoáng chất giúp chống oxy hóa, chống viêm, điều hòa đường huyết cho cơ thể. Bên cạnh đó, hoa nhài còn được dùng trong làm đẹp giúp làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa nếp nhăn, kháng khuẩn và chống viêm, loại trừ mụn nám và tàn nhang. Hơn nữa hoa nhài có hương thơm ngào ngạt, vị ngọt và tính mát nên thường được dùng để làm trà, vừa thơm ngon vừa tốt cho sức khỏe.
Mệnh nào, tuổi nào nên trồng hoa nhài trước nhà?
Những người mệnh Kim và Thủy nên trồng cây hoa nhài bởi màu trắng của hoa tương ứng với mệnh, giúp tăng cường vượng khí và tài lộc cho gia chủ. Bên cạnh đó, những người tuổi Tỵ gồm 1941, 1949, 1953, 1965, 1977, 1989, 2001 và Sửu gồm 1961, 1973, 1985, 1997, 2009 rất thích hợp để trồng hoa nhài, vừa tăng tính thẩm mỹ vừa mang lại may mắn cho gia đình.
Những lưu ý khi trồng và chăm sóc hoa nhài
Để hoa nhài có thể sinh trưởng khỏe mạnh và ra hoa đẹp thì khi trồng cần lưu ý những điều sau:
- Hoa nhài thích hợp với đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt nên khi trồng có thể trộn thêm phân hữu cơ vào đất để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
- Hoa ưa sáng nên trồng ở nơi có nhiều ánh nắng mặt trời giúp cây quang hợp tốt và ra nhiều hoa. Nhưng vào mùa hè nắng nóng thì nên che chắn cho cây để tránh bị cháy lá.
- Nhiệt độ thích hợp nhất để cây sinh trưởng là 20 – 30 độ C.
- Hoa nhài cần được tưới nước thường xuyên, nhưng không nên tưới quá nhiều vì gây úng rễ. Trước khi tưới nên kiểm tra độ ẩm của đất, khi lớp đất khô thì tiến hành tưới.
Cách trồng và chăm sóc hoa nhài
Dưới đây là cách trồng và chăm sóc hoa nhài đơn giản và hiệu quả tại nhà:
Cách trồng
Thời điểm và điều kiện thích hợp:
- Hoa thường nở rộ từ tháng 4 – tháng 9 nên chọn thời điểm trồng vào mùa xuân để đón mùa hoa đầu tiên.
- Cây hoa nhài thích hợp với khí hậu mát mẻ, không quá nóng và không quá lạnh nên nhiệt độ lý tưởng là 20 – 30 độ C
- Hoa cần ít nhất 6 tiếng ánh nắng mỗi ngày, do đó hãy chọn vị trí có ánh sáng đầy đủ cho cây.
Giai đoạn chuẩn bị
- Đất trồng: nên chọn đất tơi xốp, thoát nước tốt và giàu dưỡng chất. Có thể trộn phân hữu cơ và phân mùn vào đất trồng để cung cấp dinh dưỡng cho cây.
- Chậu trồng: nên chọn chậu to, có lỗ thoát nước, không gian chậu đủ rộng để rễ cây phát triển thoải mái
- Cành hoa: nên chọn cành to, khỏe và không có dấu hiệu của bệnh. Tránh chọn cành quá già hoặc quá non để đảm bảo quá trình lên mầm mới
Giai đoạn trồng
- Đặt lớp đất trồng vào chậu và nhẹ nhàng ấn đều
- Cắm cành vào đất sâu 10 – 15cm, đảm bảo nhành cây còn 2 – 3 mắt lá để cây được đâm mầm tốt hơn. Sau đó tưới nước nhẹ nhàng.
Cách chăm sóc cây hoa nhài
- Tưới nước: cần tưới 2 – 3 lần/ngày và sử dụng xịt phun sương với cây trong nhà. Đảm bảo tưới nước vừa phải để tránh tình trạng ngập úng gây hại cho rễ và thân của cây. Mùa hè tần suất tưới nước tăng và giảm dần vào mùa đông.
- Bón phân: mỗi tháng 1 lần để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, hòa phân hữu cơ vào nước hoặc rải phân xung quanh gốc và tưới nước. Bón phân đúng thời gian và lượng giúp cây nhận đủ dưỡng chất cần thiết
- Phòng sâu bệnh: dù cây ít khi bị sâu bệnh nhưng vẫn gặp phải các vấn đề như thối rễ, thối thân, sâu đục lá, rệp sáp… Cần kiểm tra cây thường xuyên để phát hiện sớm và xử lý các vấn đề này, trường hợp nặng thì dùng thuốc phun hữu cơ để ngăn chặn sự lây lan của bệnh
Xem thêm:
- Giải đáp thắc mắc: Có nên trồng hoa loa kèn trước nhà?
- Có nên trồng hoa sứ trước nhà? Đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sóc
- Có nên trồng hoa hồng trước nhà? 5 điều cần biết!
- Có nên trồng hoa súng trước nhà? 3 điều cần phải biết!
- Có nên trồng hoa mười giờ trên mộ? 5 điều cần nhớ!
Bài cùng chủ đề:
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Có nên trồng hoa hải đường trong nhà? 5 điều cần chú ý?
Có, gia chủ hoàn toàn nên trồng hoa hải đường trong nhà bởi loài hoa...
Có nên trồng hoa tử đằng trước nhà? 5 điều nên biết!
Hoa tử đằng mang ý nghĩa về tình yêu, sự thành công, khởi đầu mới...
Có nên trồng hoa mộc trước nhà? Đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sóc
Có nên trồng hoa mộc trước nhà bởi hoa có khả năng lọc không khí,...