Để gỗ công nghiệp có được vẻ đẹp và độ bền, người ta dán lên cốt gỗ một loại bề mặt phù hợp hoặc một lớp sơn. Có 4 loại bề mặt được ưa chuộng hiện nay là:
Bề mặt Melamine (MFC – Melamine Face Chipboard)
Là bề mặt nhựa tổng hợp, Melamine có độ dày rất mỏng ước chừng 0.4 – 1 zem (1zem= 0,1mm), được phủ lên cốt gỗ, thông thường là cốt gỗ Ván dăm (Okal) hoặc Ván mịn (MDF). Sau khi hoàn thiện các tấm gỗ Melamine có độ dày thông thường là 18mm và 25mm. Các tấm gỗ phủ Melamine – MFC có các kích thước phổ thông là 1220 x 2440 hoặc 1830 x 2440mm.
Đừng bỏ lỡ các bàn làm việc gỗ công nghiệp tại danh mục: BÀN LÀM VIỆC VĂN PHÒNG
Gỗ MFC có ưu điểm nổi bật đó là có nhiều màu sắc, màu sắc trong gỗ MFC rất tươi, đều màu, sáng màu, có thể ứng dụng rộng rãi trong các văn phòng, gia đình và khách sạn. Hiện tại MFC có khoảng hơn 100 mẫu màu khác nhau. Ưu điểm tiếp theo là khả năng chống cong vênh, mối mọt giúp cho sản phẩm có độ bền cao, duy trì tốt về thẩm mỹ cùng với thời gian. Nhược điểm của MFC là khả năng chịu ẩm, chống nước kém.
Về cốt gỗ mời tham khảo: Các loại cốt gỗ trong sản xuất công nghiệp
Bề mặt Laminate
Bề mặt Laminate là bề mặt nhựa tổng hợp tương tự như Melamine, nhưng dày hơn Melamine nhiều. Độ dày của Laminate là 0.5-1mm tùy từng loại ( có thể phân biệt Laminate và Melamine qua độ dày), tuy nhiên laminate thông thường vẫn sử dụng có độ dày là 0.7 hoặc 0.8mm. Cũng như MFC, Laminate chủ yếu được phủ lên các cốt gỗ Ván dán (Okal), Ván mịn (MDF). Ngoài ra Laminate còn có thể dán vào gỗ uốn cong theo công nghệ postforming, tạo nên những đường cong mềm mại duyên dáng. Lớp bề mặt Laminate của Fami có độ dày tiêu chuẩn là 0.75mm, có tên gọi kỹ thuật theo công nghệ Hàn Quốc là Melamine HPL (HPL: High Pressure Laminates). Laminate là chất liệu bề mặt nổi bật của nội thất Fami và được dùng trong sản xuất nhiều dòng sản phẩm: Bàn giám đốc VIP, tủ tài liệu, vách ngăn…
Bề mặt Acrylic
Acrylic tên tiếng anh là Hi Gloss Acrylic dùng để chỉ một nhóm nguyên liệu là nhựa dẻo có nguồn gốc từ các hợp chất như axit acrylic hoặc axit metacrylic. Các dẫn xuất acrylic được thêm vào để tạo ra một loại vật liệu có thể được sử dụng cho nhiều mục đích. Ở Việt Nam, Acrylic thường được gọi là Mica hay gỗ bóng gương, tên gọi này có ý nghĩa là “lấp lánh”, bởi tính chất bóng đều và óng ánh tự nhiên vốn có của nó.
Như vậy vẻ đẹp sáng bóng là đặc trưng đầu tiên của bề mặt Arcylic. Với những người yêu thích vẻ ngoài sáng bóng thì Acrylic sẽ là lựa chọn tuyệt vời. Màu sắc gỗ Acrylic rất phong phú đa với 36 màu từ màu trơn, metalic đến những vân gỗ sang trọng. Đặc biệt có loại có chiều dài lên tới 2.8m, rất phù hợp cho bất cứ sản phẩm nội thất quá khổ nào theo tiêu chuẩn nhà tại Việt Nam. Không những thế, do được sản xuất dưới dạng đùn nhựa ra thành tấm nên Acrylic có tính dẻo dai, ổn định về màu sắc, không bay màu. Vì làm từ nhựa Acrylic nên cho độ bóng như gương, tạo ấn tượng mạnh mẽ và sang trọng hơn sơn bóng.
Các vật liệu được tạo ra từ hỗn hợp Acrylic nhiệt dẻo có khả năng chịu tác động, chịu nhiệt cao, cùng sự xuyên thấu (như những tấm kính, nhưng nhẹ hơn nhiều) và khả năng chống tia cực tím. Chính vì lẽ đó mà Acrylic được biết đến là vật liệu bền bỉ, và theo thời gian vẫn giữ được vẻ đẹp vốn có của nó. Người dùng thậm chí còn có thể đánh hết những vết trầy xước trên bề mặt, chỉ cần sử dụng lơ đánh bóng, đánh mạnh lên những vết trầy xước, sau vài chục giây là những vết trầy xước khó chịu nhất cũng sẽ biến mất và trả lại vẻ bóng đẹp như mới. Đặc tính này vượt trội hơn hẳn so với những sản phẩm gỗ được phủ bằng bất cứ loại sơn cao cấp nào.
Acrylic còn được giới kiến trúc đặc biệt ưa chuộng bởi nó dễ gia công, bền và nhẹ so với các loại vật liệu bóng gương truyền thống (kính, ceramic, nhôm…). Họ có thể dễ dàng tạo nên những thiết kế cầu kỳ và đẹp mắt, nên nó trở thành vật liệu phổ biến trong trang trí nội thất, từ đơn giản như những tấm trang trí phòng, hay kệ để tivi, đến phức tạp có yêu cầu độ khó cao như tủ bếp, tủ quần áo, bàn làm việc giám đốc…
Bề mặt Veneer
Veneer là gỗ tự nhiên sau khi khai thác, được cắt (bóc ly tâm) thành những lát dày từ 0.3mm > 0.6mm. Rộng tuỳ theo loại gỗ trung bình khoản 180mm, dài khoảng 240mm, được gọi là veneer được phơi và sấy khô.
- Dùng một lớp ván thường là MDF, ván ép, hoặc okal dầy 3mm, tráng keo trên bề mặt lớp nền.
- Nối (may) từng tấm Veneer lại theo quy cách (quy cách chuẩn 1200 x 2400mm) bằng keo-> dán tấm veneer lên lớp nền (MDF, Ván ép) đã phủ keo.
- Ép tấm này lại bằng máy (ép nguội hoặc ép nóng) đến khi dính và phẳng mặt.
- Dùng máy chà nhám tạo cho bề mặt veneer láng đẹp
Ưu điểm của loại bề mặt này là dễ thi công, chi phí thấp so với gỗ tự nhiên và có thể tạo những đường cong theo như ý của nhà sản xuất. Khi lựa chọn những sản phẩm nội thất văn phòng (như bàn giàm đốc của thương hiệu Hòa Phát) hoặc nội thất gia đình (tủ bếp từ nội thất Đức Khang) làm từ gỗ Veneer cần lưu ý chọn được loại cốt gỗ dán phủ, vì cốt gỗ dán khi gặp nước sẽ không bị “nở” ra nhiều như cốt bằng MDF hay Okal.
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Tủ tài liệu cánh lùa là gì? Mẫu tủ cánh lùa DKF đẹp 2022
Tủ tài liệu cánh lùa có thiết kế cánh tủ hiện đại giúp tiết kiệm...
Bề mặt gỗ Laminate là gì? Cấu tạo và ứng dụng?
Các công trình nội thất hiện đại, sang trọng hiện nay đều rất chuộng sử...
Nhôm đúc là gì? Đặc tính và ứng dụng của nhôm đúc?
Nhôm đúc là một loại chất liệu rắn chắc với khả năng chịu lực và...