Vách ngăn vệ sinh ngày nay được dùng phổ biến trong các nhà hàng, trung tâm thương mại, khu vui chơi… Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn đọc cái nhìn cụ thể nhất về sản phẩm này.
Vách ngăn vệ sinh là hệ thống các tấm vách ngăn được lắp đặt trong nhà vệ sinh, có tác dụng phân chia không gian vệ sinh. Vách ngăn vệ sinh thường được sử dụng rộng rãi ở các nhà vệ sinh công cộng, bệnh viện, trường học, công ty, khách sạn,…
Tại sao nên dùng vách ngăn nhà vệ sinh?
Vách ngăn vệ sinh gọn nhẹ, dễ lắp đặt, giá thành rẻ cùng nhiều ưu điểm vượt trội khác, nó đang dần dần thế chỗ cho kiểu nhà vệ sinh xây dựng bằng gạch, xi măng,… truyền thống.
Dưới đây là một vài ưu điểm nổi bật của vách ngăn nhà vệ sinh:
- Vách ngăn vệ sinh có khả năng chống nước, chống cháy, chống ẩm mốc tốt
- Dễ dàng vệ sinh lau chùi.
- Quá trình lắp đặt thi công nhanh chóng, linh hoạt với nhiều không gian.
- Chi phí lắp đặt thấp
- Mẫu mã đa dạng, có tính thẩm mỹ cao
- Chất liệu bền bỉ, thời gian sử dụng lâu dài có thể lên tới 20 năm
Các loại vách ngăn vệ sinh phổ biến
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vách ngăn vệ sinh dành cho các khu công nghiệp, công ty, bệnh viện, trường học,… nhưng phổ biến nhất là hai loại vách ngăn vệ sinh compact HPL và vách ngăn vệ sinh MFC
Vách ngăn vệ sinh Compact HPL
Vách ngăn Compact HPL (viết tắt của High-pressure laminate) là một loại nhựa có độ cứng và độ bền rất cao. Compact HPL còn được biết đến dưới cái tên Solid Phenolic, là tấm dạng cứng, lõi đặc, được tạo thành từ nhiều lớp giấy nền Kraft (nâu hoặc đen) sau khi đã ngâm tẩm qua nhựa Phenolic thì được ép nén dưới nhiệt độ cao (150℃) và áp suất cao (1430psi), bên ngoài phủ một lớp giấy màu thẩm mỹ đã ngâm qua nhựa Melamine (Melamine resin). Bề mặt của vách ngăn được phủ thêm lớp nhựa Melamine hoặc Laminate theo yêu cầu. So với các chất liệu khác cùng kích thước thì tấm Compact nhẹ hơn, chất liệu cũng khó phai màu kể cả khi dùng ở ngoài trời trong một thời gian dài.
Vách ngăn vệ sinh Compact HPL được đánh giá rất cao trong số các chất liệu sử dụng làm vách ngăn, bởi nó có nhiều ưu điểm như: độ bền cao, chống trầy xước rất tốt, khả năng chịu va đập cao, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, không bị biến màu hay mục nát, ẩm mốc như những loại vách làm bằng gỗ công nghiệp. Và đặc biệt là vách ngăn Compact HPL có khả năng chống thấm rất tốt, là chất liệu tuyệt vời để sử dụng làm vách ngăn nhà vệ sinh.
Vách ngăn Compact HPL đa dạng về mẫu mã, màu sắc và kích thước, đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên một nhược điểm của vách ngăn vệ sinh Compact HPL là nó có giá thành khá cao.
Đặc tính nổi bật của loại chất liệu này là độ cứng, độ bền trong môi trường oxy hóa cao và ẩm ướt, chịu nước 100%, chống các nấm mốc và vi khuẩn ăn bám nên an toàn cho sức khẻo, dễ lau chùi vệ sinh bằng các chất làm sạch trong nhà vệ sinh, dễ dàng vận chuyển, lắp đặt.
- Có thể chịu nước hoàn toàn, chống va đập.
- Chống mối mọt.
- Chống cháy.
- Chống trầy xước và sự tác động của hóa chất.
- Dễ dàng vệ sinh.
- Dễ dàng lắp ráp và tháo gỡ với các công cụ thông thường.
- Độ bền và có tính thẩm mỹ cao
Tấm Compact HPL siêu bền, không gian thoáng mát hiện đại, có tính thẩm mỹ cao, tận dụng diện tích. – Độ dày 15mm, kích thước khổ tấm (mm): 1220×1830; 1530×1830; 1830×2440; 1830×3660.
Hiện nay, tấm Compact HPL đang dần được phổ biến và được các chủ đầu tư, các công ty xây dựng, trang trí nội thất đánh giá cao bởi độ cứng, bền trong môi trường oxy hóa cao và ẩm ướt, chịu nước 100%, chịu lửa, chịu axit, chống nấm mốc và vi khuẩn ăn bám nên an toàn cho sức khoẻ, thân thiện với môi trường, dễ lau chùi, dễ vận chuyển và lắp đặt.
Ở Việt Nam, tấm Compact HPL mới chỉ được biết đến như một vật liệu chuyên dùng cho vách vệ sinh và bàn tủ phòng thí nghiệm bởi đặc tính chịu nước hoàn toàn, chịu hóa chất và ăn mòn, nhưng trên thực tế thì ngày nay compact HPL đã được ứng dụng rộng rãi ở các nước phương Tây trong nhiều lĩnh vực xây dựng và nội ngoại thất để làm vách ốp tường, ốp trần nhà, vách ngăn văn phòng, bàn ghế văn phòng, tủ locker, biển quảng cáo hay đồ nội thất gia đình… bởi sự trang nhã, hiện đại, tính thẩm mỹ cao và bền đẹp với thời tiết.
Vách ngăn vệ sinh MFC chống ẩm
Vách ngăn MFC trên thị trường được phân làm 2 loại cơ bản là vách ngăn MFC dạng thường và MFC dạng lõi xanh chịu ẩm. Bởi đặc tính chịu ẩm nên vách ngăn vệ sinh thường sử dụng chất liệu MFC lõi xanh chống ẩm, còn gỗ MFC dạng thường được sử dụng làm nội thất trong nhà nhiều hơn.
Vách ngăn MFC chống ẩm phù hợp sử dụng cho môi trường cần tiếp xúc với nước nhiều như nhà vệ sinh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng loại vách ngăn này chỉ có khả năng chống ẩm, chịu ẩm, không thể kháng nước tốt được như vách ngăn Compact. Bởi vậy nếu để trong môi trường ẩm thấp thời gian dài nó vẫn có thể bị ẩm mốc, mục nát. Để khắc phục điều này, vách ngăn MFC đã được chế tạo thêm phụ kiện nhôm u bọc đi kèm giúp hỗ trợ kháng chịu nước.
Giá thành vách ngăn vệ sinh MFC chống ẩm rất tiện nghi, rẻ hơn loại vách ngăn Compact HPL nên được sử dụng phổ biến trong các nhà vệ sinh công cộng hay trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện,…
Kích thước tấm phổ thông được sử dụng là loại 2420 x 1830 x 18 mm. Chiều 1830mm được sử dụng làm chiều cao dựng vách, chiều 2420mm được sử dụng để chia các tấm ngăn phòng, cánh cửa và các tấm bao quanh vách ngăn.
Bề mặt Melamine có màu sắc vô cùng phong phú và đa dạng. Kiểu bề mặt có thể lựa chọn bề mặt vân gỗ, mặt trơn hoặc mặt sần. Thông thường khi sử dụng làm vách ngăn nhà vệ sinh cho các tòa nhà văn phòng cao cấp, trường học, các trung tâm hội nghị, trung tâm mua sắm… thì tấm MFC với bề mặt trơn màu ghi sáng thường hay được lựa chọn nhất. Bởi bề mặt trơn có khả năng chống bám bẩn, chùi rửa dễ dàng, màu ghi sáng cho cảm giác nhẹ nhàng, nhã nhặn rất phù hợp với tính chất văn phòng. Ở các khu vui chơi, các nhà hàng có thể lựa chọn các gam màu khác biệt để thể hiện cá tính hoặc phù hợp với không gian chung. Với lớp Melamine thì nước không thể ngấm vào thân tấm thông qua bề mặt được.
Tiêu chuẩn kỹ thuật vách ngăn vệ sinh
Phụ kiện đồng bộ bao gồm:
- Khóa, tay nắm, bản lề, ốc vít…
- Hệ thống khung xương nhôm, thanh Inox chặn trên vách.
- Chân đứng cao: 100mm hoặc 150mm
Chiều cao tổng thế của vách: 2000mm (2m).
Chiều cao này không nên cao hơn cũng như thấp hơn, bởi thấp hơn sẽ làm thấp xà trên của cửa làm cảm giác người sử dụng khi đi vào sẽ vị chạm trán. Nếu cao hơn thì thường phải nối tấm, nhưng cao quá sẽ làm cho việc thoát khí khó hơn, đồng thời tốn chi phí lãng phí trong khi 2m là đủ tiêu chuẩn che khuất cho người châu Á.
Độ rộng cánh cửa: Thường là 610 mm.
Vách ngăn vệ sinh có đặc điểm là thường dùng bản lề trọng lực. Bản lề tự đóng vào khi không sử dụng. Do vậy nếu cánh quá to sẽ nặng, làm hỏng cánh cửa, nhưng quá nhỏ sẽ không đủ trọng lực cho cánh tự đóng.
Chiều cao chân đế: 100-150 mm.
Cánh cửa phải để hở mép trên: Đây là đặc điểm để nhận biết vị trí của cánh cửa, đồng thời có khoẳng cách giúp cho bản lề trọng lực phát huy tác dụng. Bởi khi mở của, với bản lề trọng lực, cánh cửa vách vệ sinh sẽ bị nâng lên 1.5cm.
Tiêu chuẩn về độ sâu và rộng: tùy thuộc vào mặt bằng thực tế
Giới thiệu về sản phẩm vách ngăn vệ sinh của DKF
Nếu bạn đang muốn thiết kế thi công vách ngăn vệ sinh cho công ty, trường học hay bệnh viện của mình, những mẫu sản phẩm vách ngăn vệ sinh nổi bật của DKF sau đây sẽ giúp bạn rất nhiều đấy!
Vách ngăn vệ sinh Compact DK CP11
Vách ngăn vệ sinh Compact DK CP11 là loại vách ngăn cao gần kịch trần, độ dày 12mm rất chắc chắn. Cánh cửa phòng vệ sinh được thiết kế độ dài bằng với vách ngăn, tạo sự riêng tư tuyệt đối cho người sử dụng.
Vách ngăn vệ sinh làm bằng tấm Compact có ưu điểm vượt trội là không bị giãn nở, chống cháy tốt và khó bị biến dạng. Bên ngoài tấm Compact HPL được bao bọc bởi khung nhôm (hợp kim) dùng để định hình khung vách ngăn, đồng thời cũng giữ cho sản phẩm được bền lâu và tạo tính thẩm mỹ cao cho không gian.
Vách ngăn vệ sinh Compact VNVS04
Vách ngăn vệ sinh VNVS04 cũng thuộc dạng vách ngăn cao gần sát trần, tuy nhiên thiết kế cửa lửng hở một khoảng vừa phải bên dưới tạo sự thông thoáng mà vẫn đảm bảo riêng tư cho người dùng, đồng thời tiết kiệm chi phí lắp đặt.
Vách ngăn vệ sinh VNVS04 được làm từ chất liệu nhựa Compact có thể chống lại sự bào mòn của ẩm mốc, vi khuẩn và tác động mạnh. Sản phẩm có màu sắc đẹp, đem lại hình ảnh mới cho không gian nhà vệ sinh.
Vách ngăn vệ sinh MFC chống ẩm VNVS012
Vách ngăn vệ sinh VNVS012 là loại vách cao kịch trần rất kín đáo, độ dày 12mm an toàn và chắc chắn.
Sản phẩm được làm từ chất liệu MFC chịu ẩm, đặc biệt thích hợp với không gian nhà vệ sinh công cộng tại khách sạn, nhà hàng, sân bay, trường học,… Tấm gỗ MFC với lõi là hợp chất hữu cơ nhựa Phenolic không tan trong nước giúp chống ẩm tốt, tạo độ bền vững khi sử dụng. Vách ngăn vệ sinh Đức Khang VNVS 012 luôn là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu của mọi khách hàng.
Trên đây là tổng hợp những thông tin cơ bản nhất về vách ngăn nhà vệ sinh. Hy vọng rằng đây sẽ là những thông tin bổ ích giúp bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm, và cũng là những kiến thức cần tìm hiểu trước khi có ý định mua hàng.
- Vách ngăn văn phòng là gì? Các loại vách ngăn văn phòng phổ biến
- Tìm hiểu về cấu tạo, đặc điểm của vách ngăn di động
- Tìm hiểu vách ngăn vệ sinh Compact và địa chỉ mua hàng uy tín
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Tủ tài liệu cánh lùa là gì? Mẫu tủ cánh lùa DKF đẹp 2022
Tủ tài liệu cánh lùa có thiết kế cánh tủ hiện đại giúp tiết kiệm...
Bề mặt gỗ Laminate là gì? Cấu tạo và ứng dụng?
Các công trình nội thất hiện đại, sang trọng hiện nay đều rất chuộng sử...
Nhôm đúc là gì? Đặc tính và ứng dụng của nhôm đúc?
Nhôm đúc là một loại chất liệu rắn chắc với khả năng chịu lực và...