Veneer là gì? Gỗ Veneer là gì?

8510c1d80ad0564ec5927fdaa5505e47

Gỗ Veneer là gỗ tự nhiên, tuy nhiên được lạng mỏng, chỉ dày từ 1Rem cho đến 2 ly là nhiều. Trong nội thất, Veneer đang dần trở thành nguyên liệu thay thế cho gỗ tự nhiên.

Những năm trở lại đây, gỗ tự nhiên đã dần dần cạt kiệt bởi sự khai thác, tàn phá của con người, các sản phẩm khác bắt đầu xuất hiện và thay thế gỗ tự nhiên một cách hoàn hảo, nổi bật hơn cả đó là gỗ veneer, vậy veneer và gỗ tự nhiên khác nhau như thế nào?

Gỗ tự nhiên: là loại gỗ thịt được xẻ ra từ cây gỗ trong rừng và về chế biến thành gỗ tự nhiên, gỗ tự nhiên sau khi ngâm tẩm sấy có thể làm các loại sản phẩm nội thất theo yêu cầu. gỗ tự nhiên đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam mình nên hầu như ai trong chúng ta đều biết cả.

Gỗ Veneer

Ưu điểm của gỗ tự nhiên là chắc chắn, bền và đẹp. tuy nhiên nhược điểm của gỗ tự nhiên cũng nhiều như, giá cả rất cao, hay bị cong vênh, mối mọt, nứt toác nếu không có quy trình ngâm tẩm sấy tốt. Tiếp nữa là nguồn gỗ ngày càng cạt kiệt thì gỗ tự nhiên ngày càng hiếm, việc dùng gỗ tự nhiên nhiều sẽ hủy hoại môi trường sinh thái và làm gia tăng nhiệt độ của trái đất.

Gỗ Veneer: Nói nôm na cho mọi người dễ hiểu, gỗ veneer chính là gỗ tự nhiên, tuy nhiên được lạng mỏng từ cây gỗ tự nhiên, gỗ veneer chỉ dày từ 1Rem cho đến 2ly là nhiều, một cây gỗ tự nhiên nếu lạng mỏng ra thì được rất nhiều gỗ veneer. Nếu cây gỗ dày 300mm và rộng 200mm dài 2500mm thì sẽ lạng ra khoảng 1500 – 3000m2 gỗ veneer, tùy từng loại hao hụt. Sau khi được lạng, Gỗ veneer được dán vào các loại cốt gỗ công nghiệp khác nhau như gỗ MDF, gỗ Ván dán, gỗ figer, gỗ ván dăm, để làm ra các sản phẩm nội thất. Do lạng từ cây gỗ tự nhiên nên bề mặt gỗ Veneer không khác gì gỗ tự nhiên. Để biết được quy trình lạng gỗ Veneer mời xem thêm tại đây.

Gỗ veneerƯu điểm của gỗ Veneer: Giá thành rẻ hợp lý, một cây gỗ tự nhiên khi lạng ra thành gỗ veneer có thể sản xuất ra rất nhiều bàn ghế..gỗ veneer chống cong vênh, mối mọt và có bề mặt sáng ( do được chọn gỗ), có thể ghép trang trí vân chéo, vân ngang, vân dọc, đảo vân, có thể chạy chỉ chìm, tùy loại… mà vẫn giữ được nét đẹp và hiện đại của mình. Nếu sử dụng cốt gỗ Finger ( tức là cốt gỗ thịt tuy nhiên được xẻ ra từ các cành cây nhỏ ghép đan chéo tay nhau (finger- ngón tay) để tạo độ dài, rộng.) thì gỗ veneer lại biến thành gỗ tự nhiên hoàn toàn và rất bền, chắc chắn, đẹp mà giá thành lại rẻ.

Nhược điểm gỗ Veneer: Do cốt gỗ là gỗ công nghiệp nên gỗ veneer không chịu được nước, dễ bị sứt, nếu di chuyển nhiều khi đã lên thành thành phẩm thì hay bị hư hỏng, rạn nứt, chính vì vậy gỗ veneer là được nhiều người dùng tuy nhiên phải ở nhưng nơi quanh năm không bị nước tràn vào, và ít phải di chuyển.

Xem thêm bài viết: Khác nhau giữa Veneer lạng 5 rem nhập khẩu và Veneer Trung Quốc 3ly

Ở các nước hiện đại như châu Âu, châu Mỹ, hoặc một vài nước phát triển tại châu Á, việc dùng gỗ Veneer vào chế tạo các sản phẩm nội thất đã có từ cách đây 30-40 năm, khi họ ý thức được rừng ngày cạn kiệt, họ thấy rằng gỗ Veneer có rất nhiều ưu điểm vượt trội mà lại cứu được môi trường sống của họ, cứu được sạt lở đất và sự nóng lên của trái đất nên họ chuyển sang dùng nhiều, vậy tại sao chúng ta lại không làm theo họ, chúng ta đừng nên hủy hoại chính môi trường sống của chúng ta.

Nắm bắt được thị hiếu vô cùng lớn của thị trường trong thế kỷ 21, Công ty CP nội thất Đức Khang đã được thành lập từ năm 2007 với khởi điểm là sản xuất các sản phẩm liên quan đến đồ gỗ Veneer như cửa gỗ Veneer, ốp gỗ Veneer… Để xem thêm rất nhiều sản phẩm nội thất khác mời bạn click vào đây.  

Vui lòng đánh giá nội dung
Bài mới cập nhật
Thi công nội thất biệt thự Ciputra nhà chú Tuấn

Mới đây, công ty Nội thất Đức Khang vừa hoàn thành Dự án thiết kế...

Thi công nội thất tại Nhà khách Bộ Chỉ huy Quân sự Hà Giang

Thi công nội thất Nhà khách Bộ Chỉ huy Quân sự Hà Giang được Nội...

Thi công nội thất showroom ô tô Ford Thanh Hóa

Thi công showroom ô tô đòi hỏi nhiều kinh nghiệm cũng như tính thẩm mỹ...

Trả lời