Khi bố trí bàn làm việc của giám đốc trong phòng, bạn cần tránh mắc phải 1 số lỗi sau đây hoặc tìm phương pháp hóa giải nó để không phạm phong thủy.
Một số lỗi thường gặp khi bố trí bàn giám đốc
Bàn đối diện cửa ra vào
Khi chọn phòng làm việc, bạn cần xem xét kỹ để phương và vị hợp với tuổi của mình. Bàn làm việc phải luôn hướng ra cửa nhưng không đối diện cửa ra vào.
Đây là cách giúp bạn luôn tỉnh táo, thông minh và làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, cách bài trí này chỉ phù hợp khi bạn được làm một người một phòng và phía sau bàn không có cửa sổ.
Quay mặt vào tường
Sau lưng ngồi phải lấy tường làm “sơn” (núi) tựa, gọi là “lạc sơn”. Cách sắp xếp này làm cho người ngồi có nhiều “quý nhân” giúp đỡ, đồng nghiệp thân thiện, sự nghiệp thăng tiến. Do đó, vị trí ngồi quay mặt vào tường rất “kỵ”.
Ngồi quay lưng ra cửa
Đây là vị trí ngồi thiếu “sơn” (chỗ dựa), do đó, bạn sẽ không được cấp trên chú trọng, không được cấp dưới nể phục.
Kê bàn giữa phòng
Bạn không nên đặt bàn giám đốc ở giữa phòng, vì khi đó cả bốn bên đều thiếu “sơn”, tức bạn sẽ rơi vào vị thế cô lập, không được nâng đỡ về tinh thần, không được đồng nghiệp yêu quý, và đặc biệt dễ phân tán, mắc sai lầm khi làm việc.
Nhưng trước hết, việc tìm kiếm mẫu bàn giám đốc phù hợp với cung mệnh, không gian văn phòng là điều bạn cần phải quan tâm. Tham khảo những mẫu bàn giám đốc đẹp của Nội thất Đức Khang để lựa chọn bạn nhé.
Cách hóa giải lỗi bố trí phong thủy bàn giám đốc
Nếu như không được may mắn tạo phong thủy và môi trường làm việc tốt tại công sở, bạn vẫn có những cách cải tạo không gian để mang tới những luồng khí may mắn cho sự nghiệp và cuộc sống của mình.
– Nếu chẳng may vị trí bạn được sắp xếp ngồi quay lưng ra cửa ra vào, không sao, bạn có thể nhìn thấy những gì diễn ra sau lưng chỉ bằng một tấm gương, tấm kính nhỏ đặt trên bàn.
– Bạn cũng có thể mang đến văn phòng những vật dụng nhỏ để tạo thêm cảm xúc, năng lượng khi làm việc. Đó có thể là một bức ảnh gia đình, một tấm ảnh phong cảnh, một chậu cây nhỏ… để thanh lọc không khí căng thẳng nơi làm việc.
Tuy nhiên, bạn nên đặt những đồ dùng có năng lượng nhiều ở bên trái của bàn hoặc căn phòng, rồi đến những đồ dùng ít năng lượng hơn. Ví dụ như đặt cây cảnh, máy vi tính hoặc điện thoại ở bên trái bàn làm việc, đặt giấy, đồ cắm bút và những vật dụng nhỏ ở bên phải chiếc bàn.
Nếu bên phải của căn phòng nhiều năng lượng hơn bên trái, chúng ta có thể đặt 1 tấm gương, hoặc 1 bức tượng hình rồng, tỳ hưu hoặc lân ở bức tường bên trái để tạo sự cân bằng.
– Chú ý giữ cho khu vực làm việc ngăn nắp gọn gàng, không có nhiều thứ linh tinh, lộn xộn. Nếu bàn làm việc lộn xộn, bạn sẽ cảm thấy bức bách, nguồn năng lượng làm việc sẽ nhanh chóng sụt giảm.
Ngoài ra, sắp xếp phòng làm việc gọn gàng, ngăn nắp, giữ cho không gian thoáng đãng để dòng khí lưu thông sẽ giúp chúng ta giảm bớt sự nóng nảy, giận dữ, lo lắng đồng thời tăng khả năng sáng tạo và sự hài lòng trong công việc.
– Nếu sau lưng bàn là một cửa sổ lớn, bạn nên treo một tấm rèm cửa dày. Trên ngưỡng cửa sổ, bạn có thể đặt một quả cầu thủy tinh bằng thạch anh thiên nhiên.
– Thông thường, phòng làm việc ở các cao ốc thường lát gạch bóng loáng và ánh sáng mặt trời thường xuyên chói chang.
Do vậy, chúng ta thường gặp một vấn đề không tốt trong phong thủy, tạm gọi là “sự phản chiếu ánh sáng tai hại”. Nó sẽ làm giảm khả năng suy nghĩ sâu và sự điềm tĩnh.
Bạn có thể dùng nhựa mờ vinyl chắn ở cửa sổ và lát sàn bằng gạch ít bóng sẽ giúp chúng ta suy nghĩ thấu đáo và kiên nhẫn hơn.
Xem thêm tin hay phong thủy:
- Thiết kế nội thất phòng giám đốc theo phong thủy và một số lưu ý
- Cách bố trí ghế giám đốc hợp phong thủy mang lại tài lộc
- Cách lựa chọn màu tủ tài liệu phòng giám đốc theo cung mệnh
- Trồng cây phong thủy trong phòng giám đốc và lưu ý cần nhớ
- Lưu ý cần nhớ khi treo tranh phong thủy phòng giám đốc
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Tủ tài liệu cánh lùa là gì? Mẫu tủ cánh lùa DKF đẹp 2022
Tủ tài liệu cánh lùa có thiết kế cánh tủ hiện đại giúp tiết kiệm...
Bề mặt gỗ Laminate là gì? Cấu tạo và ứng dụng?
Các công trình nội thất hiện đại, sang trọng hiện nay đều rất chuộng sử...
Nhôm đúc là gì? Đặc tính và ứng dụng của nhôm đúc?
Nhôm đúc là một loại chất liệu rắn chắc với khả năng chịu lực và...