Cây sung là loại cây phong thủy cực tốt, nếu trong nhà có một cây sung sai quả thì ngôi nhà đó sẽ nhận được phong thủy rất tốt. Tuy nhiên, cây sung hợp tuổi nào? mệnh gì? Chúng mang ý nghĩa phong thủy như thế nào? Thì hãy cùng đi tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé.
Nguồn gốc, đặc điểm của cây sung
Sung là loại cây được săn đón vào dịp lễ Tết bởi nhiều ý nghĩa tốt đẹp cho một năm mới, sau đây sẽ là những thông tin chi tiết về loại cây này:
Nguồn gốc của cây sung
Cây sung có tên khoa học là Ficus Glomerata Roxb.var.chittagonga king, thuộc chi Ficus, họ dâu tằm – Moraceae. Cây sung có nguồn gốc từ các nước Châu Á và bán đảo Đông Dương, trong đó có Việt Nam.
Đặc điểm cây sung
Cây sung là cây thân gỗ thường xanh, chiều cao từ 6-10m với thân to có cành lá xum xuê, vỏ cây có nhựa mủ màu trắng, gỗ mềm. Lá cây là dạng lá đơn, có kích thước vừa nhỏ trên mép nguyên hoặc có hình răng cưa, trên lá già hay lá bánh tẻ thường có những u lồi do các ký sinh gây ra, lá có tuổi thọ cao. Cây sung có hoa nhưng không đẹp, phần gốc, thân cành lại mang vẻ đẹp chất phác, mộc mạc giúp tạo cảm giác thanh nhã đặc biệt quả bám trên thân cây khi chín có màu đỏ rất đẹp. Chính vì thế, cây sung thường dùng để làm cây cảnh trong sân vườn biệt thự, nhà ở, khuôn viên công ty rất đẹp.
Quả sung có thể dùng làm thực phẩm chế biến mứt, ăn xổi, còn dùng để làm thuốc chữa trị một vài bệnh như nhuận phế, trị nôn, thanh nhiệt, nhuận tràng vì rễ cây và quả sung có tính bình thanh mát.. Cây sung ưa sáng nhưng khi ánh sáng quá gắt hay thiếu sáng thì lá cây sẽ mỏng, cây ít phân cành nhánh, cành nhánh dài ra hơn.
Cây sung có hoa không?
Như đã nói ở trên, cây sung có ra hoa nhỏ nhưng sẽ không thể thấy rõ vì do chúng ẩn mình trong các nách lá. Hoa của sung bao gồm lá đài, cánh hoa, nhụy cái và nhụy đực. Đài hoa bao quanh bao bọc lấy nhụy đực và nhụy cái, nên khi nhìn từ bên ngoài thì hoa thường không nổi bật và khó nhận biết.
Cây sung có ưa nắng không?
Ánh nắng là yếu tố quan trọng giúp cây sung quang hợp, phát triển khỏe mạnh và ra nhiều quả hơn. Vì thế, nên trồng cây ở nơi có nắng trực tiếp chiếu vào trong nhiều giờ mỗi ngày, nếu vào những ngày nắng gắt thì có thể che chắn cho cây một phần để lá không bị héo úa. Tuy nhiên, cây sung cũng cần được tưới nước đầy đủ để đảm bảo độ ẩm cho đất, nếu như đất quá khô thì cây sẽ khó hấp thụ được ánh nắng và chất dinh dưỡng. Nên có thể thấy, cây sung là loại cây ưa nắng, khi cung cấp đầy đủ ánh sáng sẽ giúp cây phát triển và cho nhiều quả hơn.
Cây sung trồng trong nhà được không?
Cây sung có thể trồng trong nhà nhưng không hoàn toàn lý tưởng, bởi cây sung là loại cây ưa nắng để quang hợp và phát triển tốt. Nếu để trong nhà thì cần đặt ở cạnh cửa sổ hoặc nơi có nhiều ánh sáng, nhưng thường ở trong nhà thì không đủ mạnh để cây phát triển như bên ngoài trời. Kích thước của cây cũng khá lớn, nên không phù hợp trong nhà, nếu muốn thì trồng cây sung bonsai hoặc cắt tỉa thường xuyên để hạn chế kích thước.
Bên cạnh đó, theo quan niệm phong thủy thì cây sung có tán lá rộng, nếu trồng trong nhà không đúng vị trí thì có thể cản trở dòng chảy năng lượng, gây ảnh hưởng tới vận khí của gia đình. Việc cung cấp đầy đủ ánh sáng, độ ẩm và dinh dưỡng cho cây trong nhà cũng là điều khá khó khăn. Nên tốt nhất thì có thể trồng ngoài vườn hoặc ban công, để cây được phát triển tốt hơn.
Cây sung có mấy loại?
Hiện nay có 2 loại sung phổ biến nhất là cây sung ta và cây sung Mỹ, mỗi loại lại có đặc điểm và kích thước khác nhau, cụ thể là:
- Cây sung thường được trồng rộng rãi ở Việt Nam và được dùng làm cây cảnh trong nhà, cây bonsai bởi loại cây này thích hợp với khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng ở Việt Nam.
- Cây sung Mỹ có chiều cao hạn chế hơn, chỉ khoảng 6m và được trồng để thu hoạch quả. Quả sung Mỹ to hơn gấp nhiều lần so với sung thường, hình dáng giống như quả lê, chứa nhiều chất dinh dưỡng và có giá trị lớn trong y học.
Cây sung giá bao nhiêu?
Giá thành của cây sung phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như kích thước, giống cây (sung ta, sung mỹ, sung bonsai…), hình dáng, thời điểm mua, nơi bán (tại vườn ươm, cửa hàng cây cảnh, chợ cây cảnh…) Thông thường giá của cây giống sẽ từ vài chục ngàn tới vài trăm ngàn, còn cây trưởng thành từ vài trăm ngàn tới vài triệu đồng.
Tác dụng của cây sung
Cây sung ngoài là một cây cảnh phong thủy mà đây còn là một loại cây ăn quả quen thuộc, với nhiều tác dụng khác nhau như hỗ trợ tiêu hóa, vì quả sung giàu chất xơ, giúp nhuận tràng, cải thiện tiêu hóa. Bổ sung năng lượng vì quả sung có chứa nhiều đường tự nhiên, để cung cấp năng lượng nhanh chóng. Quả sung còn giúp chữa ho, viêm họng vì quả có tính mát sẽ giúp làm dịu cổ họng, giảm ho một cách đáng kể. Bên cạnh đó, quả sung còn có các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tim mạch, dưỡng ẩm và làm sáng da, ngăn ngừa lão hóa.
Lá sung có tính kháng khuẩn nên giúp làm lành vết thương và giảm sưng viêm nhanh chóng, lá còn được dùng để đắp vào các vết bầm tím để giảm đau nhức. Một công dụng đặc biệt nữa của lá sung đó chính là hạ sốt hiệu quả, lá còn giúp điều trị các bệnh ngoài da như eczema, vẩy nến… Cây sung được tận dụng từ lá, quả tới nhựa. Nhựa sung có tác dụng sát trùng, làm khô mụn nhọt, làm dịu vết bỏng, giảm đau rát, chữa các bệnh ngoài da,…
Ý nghĩa phong thủy của cây sung
Sung là loại cây vô cùng quen thuộc trong đời sống của người Việt, nhưng chúng lại có ý nghĩa và tác dụng trong phong thủy vô cùng lớn mà không phải ai cũng biết. Người Việt rất ưa chuộng sung mỗi dịp lễ Tết, quả thì thắp hương để biểu tượng cho mong muốn tròn đầy, sung mãn cho một năm mới. Dáng cây thì để làm cảnh, chúng có thể tạo ra nhiều dáng bonsai khác nhau cực kỳ đẹp mắt, sung còn được coi là một loại cây cảnh dễ chăm sóc nhất. Bên cạnh đó, trong phong thủy thì cây sung có hình dáng đẹp với sức sống cao, quả mọc ra từ thân tròn căng với ý nghĩa hút tiền tài. Vì thế, cây sung mang ý nghĩa đem lại may mắn, tài lộc và viên vãn, sung túc cho gia chủ.
Cây sung hợp mệnh gì?
Theo phong thủy, cây sung được xem là một loại cây mang lại nhiều may mắn và tài lộc. Cây có dáng vẻ vững chắc, tán lá rộng, tượng trưng cho sự sung túc, no đủ nên rất phù hợp với người thuộc mệnh Mộc và Hỏa. Khi trồng cây này, sẽ giúp họ thuận lợi hơn trong công việc, may mắn và thăng tiến cùng với đó là sự ấm no, hạnh phúc cho gia đình.
Cây sung hợp tuổi nào?
Theo quan niệm phong thủy, thì cây sung hợp với những người tuổi Dần, Thìn, Tỵ và Mùi. Những tuổi này rất thích hợp để trồng cây sung, sẽ giúp cân bằng âm dương, tăng cường sức khỏe và mang lại nhiều niềm vui trong cuộc sống. Những tuổi này sẽ có năm sinh tương tự, cụ thể là:
- Tuổi Dần tương ứng với các năm sinh như: Giáp Dần (1914, 1974, 2034), Bính Dần (1926, 1986), Mậu Dần (1938, 1998), Canh Dần (1950, 2010), Nhâm Dần (1902, 1962, 2022)…
- Tuổi Thìn tương ứng với các năm sinh như: Canh Thìn (1940, 2000), Nhâm Thìn (1952, 2012), Giáp Thìn (1964, 2024), Bính Thìn (1976, 2036), Mậu Thìn (1988, 2048)…
- Tuổi Tỵ tương ứng với các năm sinh như: 1941, 1949, 1953, 1965, 1977, 1989, 2001, 2013…
- Tuổi Mùi tương ứng với các năm sinh như: 1931, 1943, 1955, 1967, 1979, 1991, 2003, 2015…
Cây sung được đặt ở đâu cho tốt?
Việc đặt cây sung rất quan trọng, bởi đây là loại cây mang lại nhiều may mắn và tài lộc. Có thể đặt cây ở sân trước nhà, bên trái cổng sẽ giúp thu hút năng lượng tích cực, để mang lại may mắn cho gia chủ. Còn ở bên phải cổng sẽ giúp hỗ trợ gia chủ phát triển sự nghiệp, công việc thuận lợi hơn. Hoặc có thể đặt cây ở sân sau nhà cũng giúp gia đình luôn được ấm êm, hạnh phúc. Nếu đặt trong nhà thì nên đặt ở phòng khách để giúp gia đình sum họp, hòa thuận, thu hút tài lộc hay phòng làm việc cũng là vị trí lý tưởng để hỗ trợ công việc kinh doanh thuận lợi.
Cách trồng và chăm sóc cây sung
Dưới đây là cách trồng và chăm sóc cây sung đơn giản, hiệu quả giúp cây phát triển khỏe mạnh và tươi tốt hơn:
Cách trồng cây sung
Cây sung thuộc loại cây thân gỗ to nên rất dễ trồng và chăm sóc, một cây sung thường bắt đầu ra quả sau khoảng 2-3 năm. Cây có thể thích nghi với đất trồng từ hơi chua tới hơi kiềm, đặc biệt là đất cát pha nhiều mùn và đủ phân bón, được dùng để làm đất trồng thì cây sẽ phát triển rất tốt. Chiều rộng và chiều sâu của hố trồng cây để rễ có thể phát triển đúng cách thì độ sâu là 2,5 – 5,1cm thích hợp để giữ cho phần gốc của thân cây nằm trong lòng đất. Bộ rễ của sung phát triển khá nhanh, nên nếu trồng trong chậu thì cần chọn chậu to, để có không gian cho cây phát triển. Còn trường hợp là sung bonsai thì không cần chậu quá to, phù hợp với không gian là được.
Cách trồng cây sung là lấy cây ra khỏi chậu, dùng kéo chuyên dụng để cắt tỉa những rễ thừa phía bên ngoài, sau đó đặt cây vào hố đã đào và lấp đất lại. Đảm bảo lấp đất từ mọi phía, nếu cây lớn thì có thể tham khảo cách tạo dáng cây sung cảnh để tạo cây bonsai ấn tượng.
Cách chăm sóc cây sung
Nhiệt độ lý tưởng để cây phát triển là từ 15-25 độ C, cây sung không chịu được lạnh nên phải chuyển vào trong nhà khi có sương giá, nhưng phải tránh xa các thiết bị sưởi để cây không bị mất nước.
Cây sung có khả năng chịu hạn tốt, nhưng lại sợ ngập úng cho nên nếu đọng nước trong chậu thì cây sẽ bị rụng lá trong thời gian ngắn. Việc tưới nước cho sung cần được xác định theo sự phát triển của cành và lá, trong dịp Tết thì cành và lá sung sẽ đâm chồi nảy lộc nên cần tưới ít nước hơn, giữ ẩm cho đất chậu. Khi nhiệt độ tăng, cành và lá lớn lên lúc này sung vào thời kỳ ra quả thì lại cần lượng nước nhiều hơn, ngày tưới 1 lần vào buổi sáng và chiều tối để cây không bị thiếu nước.
Cây sung cần có đủ ánh nắng mặt trời, tuy nhiên mùa hè lá cây cần được bảo vệ để không bị héo hay rũ lá.
Vì cây phát triển rất nhanh nên cần phải chú ý để cắt tỉa, tạo dáng cho cây, đặc biệt là sung bonsai. Tỉa cành từ 4-5 khóe để chúng kết quả đúng cách, khi cây trưởng thành thì cắt tỉa cây vào mùa xuân hàng năm. Nếu trồng cây sung ngoài vườn nhà thì cần chăm bón đất một cách tốt nhất, phun phân bón 4-5 tuần/lần và nên dùng phân tưới lỏng, có thể tự ủ phân hữu cơ hoặc dùng các loại phân bón có sẵn trên thị trường.
Cách tạo cây sung dáng trực?
Việc tạo dáng trực cho cây sung là một nghệ thuật đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ, nhưng để tạo được các tác phẩm bonsai thì cũng không đơn. Nên chọn cây có phần gốc to, khỏe mạnh và có nhiều rễ phụ để tạo dáng gốc đẹp. Thân cây thẳng, không bị cong vênh và có nhiều mắt để tạo cành, còn phần tán lá thì nên chọn tán dày, màu xanh tốt và không bị sâu bệnh.
Dụng cụ cần chuẩn bị là kéo cắt tỉa, dây đồng, chậu trồng và đất trồng. Tiến hành các bước tạo dáng bao gồm:
- Cắt bỏ đi những cành yếu, cành mọc ngược, cành giao nhau để tạo dáng đẹp cho cây
- Dùng dây đồng để uốn nắn cành theo ý muốn, nhưng không nên uống quá mạnh để tránh làm gãy cành.
- Dùng đất để tạo dáng gốc cho cây, có thể tạo dáng gốc lũa hoặc gốc tảng đá. Cuối cùng là tưới nước thường xuyên, bón phân định kỳ để cây phát triển tốt nhất.
Tuy nhiên, nên tạo dáng cây vào mùa xuân hoặc mùa thu, việc tạo dáng cần một quá trình lâu dài nên phải kiên nhẫn và tỉ mỉ.
Cách tạo cây sung dáng huyền?
Để tạo được dáng huyền uyển chuyển, mềm mại và gợi cảm thì cần chọn cây sung có phần thân cong tự nhiên, uốn lượn mềm mại và gốc cây có thể to hoặc nhỏ nhưng cần có dáng vẻ cổ kính. Những dụng cụ cần chuẩn bị gồm kéo cắt tỉa, dây đồng, chậu trồng và đất trồng. Các bước tạo dáng cụ thể như sau:
- Cắt bỏ đi những cành yếu, cành mọc ngược, cành giao nhau để tạo dáng cho cây
- Dùng dây đồng uốn cành theo hình vòng cung, tạo nên dáng huyền đặc trưng
- Nếu cần thì có thể tạo dáng gốc bằng cách uốn cong hoặc dùng đất để tạo dáng. Bước cuối là tưới nước và bón phân thường xuyên để cây phát triển tốt nhất.
Tuy nhiên, việc tạo dáng huyền này cần rất nhiều thời gian và cần kiên nhẫn, khi uốn cây cần nhẹ nhàng để tránh cây bị gãy hay tổn thương và thường xuyên quan sát cây để điều chỉnh dáng cho phù hợp.
Những thông tin chi tiết về cây sung hợp mệnh gì, ý nghĩa phong thủy của cây sung đã được chia sẻ trong bài viết trên. Nếu có nhu cầu mua cây và cần được tư vấn thêm về cách chọn cây hợp phong thủy theo mệnh, Quý khách hàng hãy liên hệ ngay cho Nội thất Đức Khang để được tư vấn chi tiết hơn nhé.
Công ty Cổ phần Nội thất Đức Khang
- Xưởng sản xuất: Xứ Ngõ Gỗ, thôn Sinh Liên, xã Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội
- Địa chỉ văn phòng: Số 46, Đường Linh Đàm, Khu đô thị Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.
- Hotline: 0915 256 266 – 0967 276 668 – 0981 503 868
- Email: noithatduckhang@gmail.com
Xem thêm:
- Cây dạ ngọc minh châu hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?
- Cây lan ý hợp mệnh gì? Tuổi gì? Ý nghĩa phong thủy
- 10 loại cây để bàn làm việc hợp phong thủy dành cho văn phòng
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Hướng nhà tuổi Bính Ngọ 1966 hợp phong thủy cho Nam, Nữ
Chọn hướng nhà tuổi Bính Ngọ 1966 hợp phong thủy sẽ mang đến nhiều may...
Hướng Nhà Tuổi Kỷ Dậu 1969 Hợp Phong Thủy Cho Nam, Nữ Mệnh
Hướng nhà tuổi Kỷ Dậu 1969 hợp phong thủy sẽ mang đến nhiều điều may...
Vị trí Văn Xương theo tuổi và hướng nhà giúp bé học giỏi
Để tăng cường trí tuệ kích thích sự thông minh sáng tạo chúng ta phải...