Cây thủy sinh là loại cây cảnh rất được ưa chuộng hiện nay, cây vừa là vật trang trí đẹp mắt, mang lại sức sống, sinh khí mới cho nơi làm việc, lại có ý nghĩa phong thủy rất tốt. Vì lẽ đó, rất nhiều người yêu thích trồng cây thủy sinh, nhưng nên chăm sóc và bố trí cây thủy sinh để bàn làm việc như thế nào?
Những thông tin có trong bài viết:
1. Cách trồng và chăm sóc cây thủy sinh để bàn làm việc
Hiện nay, bạn có rất nhiều lựa chọn các loại cây trồng để phù hợp trồng thủy sinh, các loại cây này đều nổi tiếng với ý nghĩa đẹp, mang đến tài lộc và may mắn cho gia chủ, là vật trang trí tuyệt vời trên bàn làm việc. Một vài ví dụ như cây hồng môn, cây đại phú, cây kim tiền, cây phú quý, cây vạn lộc, cây bạch mã hoàng tử,…(Tham khảo ngay 8 loại cây thủy sinh để bàn làm việc phổ biến)
Thế nên, không khó khăn để bạn có được một bình cây thủy sinh tuyệt vời, bạn có thể đặt chúng ở bất kì vị trí nào, có thể quan sát sự phát triển của bộ rễ và thân cây qua lớp thủy tinh trong suốt, cây hạn chế việc ô nhiễm môi trường và làm cho không gian làm việc của bạn vừa tươi mới vừa mát mẻ.
Cây thủy sinh cần rửa rễ sạch sẽ trước khi cho vào bình
Cách trồng cây thủy sinh: Bạn cần chuẩn bị từ trước một chậu thủy tinh với hình dạng và kích thước phù hợp với nhu cầu của bạn, nhưng nhớ chậu phải đủ diện tích phát triển bộ rễ của cây trồng mà bạn chọn.
Sau đó, bạn tách cây đã được nuôi lớn trong chậu đất ra, các cây được tách phải phát triển tốt, lớn mạnh và xanh tươi, bạn đem cây đi rửa sạch rễ cây bằng nước, chú ý chăm sóc phần rễ kĩ càng bằng cách cắt các phần rễ bị thối, bị hỏng, chỉ giữ lại những phần rễ chính và khỏe mạnh.
Cuối cùng, bạn đặt cây vào chiếc chậu hoặc bình thủy tinh mà bạn đã chuẩn bị, bình đó phải có nước hòa thêm một chút dung dịch dinh dưỡng để thúc đẩy cây phát triển nhanh hơn. Chỉ tầm 15 – 20 ngày sau, khi cây đã thích nghi và bắt đầu phát triển mạnh, bạn có thể bổ sung dinh dưỡng cho cây đều đặn.
Cách chăm sóc cây thủy sinh: Cây thủy sinh khá dễ chăm sóc, bạn luôn phải nhớ thay nước cho cây đều đặn, tuy nhiên chỉ nên làm 1 – 2 lần/tuần, bạn có thể thêm một chút dung dịch dinh dưỡng cho cây để cây mau lớn nhanh.
Chú ý, bạn nên thay nước cho cây bằng nguồn nước sạch để cây không bị nhiễm chất độc hại, nhất là khi trong nước máy có khá nhiều loại hóa chất tẩy rửa như clo. Thế nên nếu bạn muốn dùng nước máy, bạn có thể để nước qua đêm hoặc phơi nắng để mùi clo bay hết.
Vào những ngày thời tiết hanh khô, cây mau thoát hơi nước nên bạn nhớ thay nước từ 3 – 5 ngày/lần, với những ngày mát mẻ, độ ẩm cao bạn chỉ nên thay nước 7 – 10 ngày/lần.
Khi phát hiện có rễ cây bị hỏng hoặc cây bị thối, bạn nên thay nước cho cây, cắt bỏ đi phần rễ đã thối, rửa rễ nhưng không vò rễ để bộ rễ bị đứt. Bạn nhớ thường xuyên ngắt bỏ lá vàng, lá dập, vệ sinh chậu thủy tinh sạch sẽ để loại bỏ hoàn toàn cặn bẩn trong chậu.
Cắt những phần rễ bị thối mỗi khi thay nước
Lượng dung dịch dinh dưỡng cho vào cây thủy sinh cũng phải thích hợp với từng loại cây, nếu nồng độ quá cao sẽ khiến cây bị thối chết, thế nên, bạn nên nhờ những thợ chăm sóc cây để cho lượng dung dịch phù hợp để cây phát triển tốt nhất.
2. Cách bố trí cây thủy sinh để bàn làm việc hợp phong thủy
Cây thủy sinh đặt trên bàn làm việc là đồ trang trí hoàn hảo để mặt bàn làm việc của bạn vừa sang trọng, đẹp mắt và mang đến không gian làm việc vô cùng hứng khởi. Các loại cây thủy sinh đều giúp điều hòa không khí rất tốt, lọc sạch bụi bẩn và khí độc trong phòng, giúp bạn có thể hít thở không khí trong lành khi làm việc, hiệu quả tập trung và sáng tạo sẽ cao hơn.
Không chỉ vậy, các loại cây thủy sinh có ý nghĩa rất tốt trong phong thủy, cây thủy sinh đặt trên bàn làm việc sẽ mang đến tài lộc, may mắn và sự thuận lợi trong kinh doanh cho gia chủ. Muốn được như vậy, bạn nên nhớ luôn phải để cây xanh tốt, cây có phát triển và xanh tươi thì mới thu tài khí cho gia chủ được nhiều.
Tùy theo mặt bàn làm việc của bạn, bạn có thể lựa chọn kích thước phù hợp cho cây, chậu cây thủy sinh không nên quá to, làm chắn hết diện tích làm việc và tầm nhìn của người ngồi.
Cây thủy sinh thuộc hành Mộc, thế nên hướng Đông Nam thuộc hành Mộc sẽ rất phù hợp để đặt cây. Ngoài ra, do Thủy sinh Mộc, thế nên hướng Bắc thuộc hành Thủy sẽ là hướng rất tốt để cây phát triển và lớn nhanh.
Ngược lại, bạn nên tránh đặt cây hướng Tây hoặc hướng Tây Bắc, vì hai hướng này đều thuộc hành Kim, vì Kim khắc Mộc, thế nên đặt cây hướng này sẽ không đem lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.
Bạn nên hiểu rõ đặc tính của cây xem cây có phù hợp với điều kiện ánh sáng nhiều hay ít để lựa chọn vị trí, nếu mặt bàn của bạn không có ánh sáng tự nhiên chiếu vào thì bạn nên đem cây phơi nắng để cây phát triển, không nên đặt cây dưới máy lạnh quá lâu sẽ khiến cây khó lớn nhanh.
Nếu bạn chưa có được mẫu bàn làm việc phù hợp cho góc làm việc của mình, bạn có thể tìm hiểu ngay các mẫu bàn đẹp TẠI ĐÂY.
Bài cùng chủ đề:
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Tủ tài liệu cánh lùa là gì? Mẫu tủ cánh lùa DKF đẹp 2022
Tủ tài liệu cánh lùa có thiết kế cánh tủ hiện đại giúp tiết kiệm...
Bề mặt gỗ Laminate là gì? Cấu tạo và ứng dụng?
Các công trình nội thất hiện đại, sang trọng hiện nay đều rất chuộng sử...
Nhôm đúc là gì? Đặc tính và ứng dụng của nhôm đúc?
Nhôm đúc là một loại chất liệu rắn chắc với khả năng chịu lực và...