Cây Thanh Lan mang nhiều ý nghĩa về may mắn và tài lộc. Vì vậy nó rất được ưa thích bài trí trong không gian gia đình, văn phòng, khách sạn,… Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu thêm về loại cây phong thủy này thì có thể tham khảo ngay bài viết dưới đây của Nội Thất Đức Khang
Nguồn gốc của cây Thanh Lan
Thanh Lan là một loại cây thuộc họ thực vật Asparagaceae. Cây có tên khoa học là Dracaena Angustifolia. Vì cây có nguồn gốc từ vùng cao nên có sức sống vô cùng mãnh liệt và bền bỉ. Thanh Lan có nhiều công dụng trong đời sống nên được rất nhiều người ưa thích. Xem nhiều cây phong thủy khác tại danh mục: CÂY ĐỂ BÀN
Đặc điểm của cây Thanh Lan
Thanh Lan là loại cây thuộc dạng thân gỗ, dáng thẳng đứng, có chiều cao dao động từ 1m đến 2m. Thân từ gốc cây có thể mọc lên nhiều cụm lớn, mỗi cụm có 5-7 nhánh nhỏ. Lá của chúng có nét tương đồng với cây Cọ với màu xanh đậm, viền vàng, độ rộng khoảng 4 – 5cm, dài khoảng 30cm. Nó thường mọc ở ngọn cây, không mọc xung quanh thân, khi rụng thường để lại những đốt cây sần sùi. Lá có đầu nhọn và thót lại ở cuống, dù già hay còn non thì cây đều có màu xanh tươi nên có thể bày biện được trong thời gian dài. Cây Thanh Lan nếu được chăm sóc tốt sẽ cho ra hoa. Hoa của chúng màu trắng, li ti như hoa cau nhìn rất thanh khiết, khi ra dài và buông rủ xuống thành từng chùm, nhìn rất đẹp.
Công dụng của cây Thanh Lan
Thanh Lan có rất nhiều công dụng trong đời sống, ta có thể kể đến rất nhiều điểm như:
Cây cho tán lá xanh tốt, rất thích hợp để làm cây trang trí, cây cảnh để bàn. Mang đến màu xanh bắt mắt cho không gian, vừa tạo cảm giác thoải mái, thư giãn giúp nâng cao tinh thần và hiệu quả làm việc.
Tán lá giúp thải độc trong không khí, vừa sản xuất oxy. Chúng có tác dụng điều hòa, lọc không khí khá tốt. Loại bỏ các chất độc hại (benzene, formaldehyde, toluene). Diệt một số vi khuẩn có hại cho đường hô hấp đồng thời làm mát, làm ẩm không khí.
Thanh Lan có thể phù hợp trồng và bài trí ở nhiều không gian khác nhau như: nhà ở, sảnh lớn, văn phòng, khách sạn,…
Cây có nhiều ý nghĩa phong thủy, mang lại sự may mắn và tài lộc cho gia chủ.
Cây Thanh Lan hợp với mệnh gì?
Cây Thanh Lan có màu xanh tươi quanh năm vậy nên nó thuộc hành Mộc. Vì vậy mà nó sẽ rất phù hợp với những người thuộc mệnh Hỏa, tiếp đến là mệnh Mộc. Những người mệnh Kim, mệnh Thổ hay Thủy không nên trồng cây trong nhà hay để ở văn phòng làm việc.
Cây Thanh Lan hợp với tuổi nào?
Cây Thanh Lan ngoài hợp với những người có mệnh Hỏa và Mộc thì nó đặc biệt hợp với những người có tuổi Mùi. Cây giúp cho người tuổi Mùi luôn được quý nhân phù trợ hay giúp sức trong mọi lĩnh vực cuộc sống hằng ngày.
Một số vị trí phù hợp để đặt cây Thanh Lan
Thanh Lan là cây thuộc dòng cây có kích thước khá lớn, nên vị trí đặt cây ở những vị trí có khoảng không rộng như phòng khách, góc cầu thang, tiền sảnh,… Chú ý là cần chọn những vị trí này có nguồn sáng vừa đủ, không được quá tối.
Cách trồng và chăm sóc cây Thanh Lan
Mỗi loại cây đều có những kỹ thuật trồng và chăm sóc khác nhau. Chúng ta cần nắm rõ để chăm sóc cho cây phát triển tốt nhất. Cây Thanh Lan có kỹ thuật trồng và chăm sóc khá đơn giản, bạn chỉ cần chú ý đến những điểm sau:
Trồng cây
Bước 1: Chuẩn bị đất trồng là loại đất thịt, bạn có thể trộn thêm vào các loại phân bón hữu cơ như tro, xỉ than,… để tăng độ tơi xốp và dinh dưỡng.
Bước 2: Lót lớp xỉ than hoặc đá nhỏ dưới đáy chậu để cây có thoát nước tốt hơn. Sau đó cho một lớp đất đã chuẩn bị trước đó vào chậu. Đặt cây vào chậu phủ tiếp lớp đất còn lại cho đến miệng của chậu. Trồng sao cho cây cố định, chắc chắn, không bị nghiêng ngả.
Bước 3: Sau khi trồng xong, cây cần được tưới ẩm ngay lập tức. Bổ sung nước sẽ giúp cây sống sót và phát triển xanh tốt.
Bước 4: Vài ngày đầu, bạn nên đặt cây ở môi trường ngoài, có ánh sáng tốt. Đến khi cây có dấu hiệu của sự sống, bạn mới di chuyển nó vào vị trí bày mong muốn
Cách chăm sóc
Ánh sáng và nhiệt độ: Đặt cây ở nơi thoáng khí, có đầy đủ ánh sáng, nhưng không có chói gắt. Không nên đặt cây ở không gian quá bí, thiếu ánh sáng khiến cây khó quang hợp. Có thể di chuyển cây ra ngoài ban công và sân vườn 1 tuần 2 lần. Phơi cây ra ngoài vào sáng sớm hoặc chiều mát là tốt nhất.
Tưới nước: Nếu trồng trong nhà hoặc văn phòng, bạn nên tưới cho cây 4 ngày 1 lần. Nếu trồng ngoài trời thì nên cung cấp lượng nước nhiều hơn, khoảng 2 ngày 1 lần.
Bón phân: Nên bón phân ở những giai đoạn phát triển để giúp cây sinh trưởng tốt hơn. Chu kỳ bón phân là khoảng mỗi tháng 1 lần.
Trên đây là những chia sẻ của Nội Thất Đức Khang (DKF) về cây Thanh Lan. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất về các dịch vụ Phong thủy nội thất khác qua địa chỉ:
Công ty Cổ phần Nội thất Đức Khang
- Xưởng sản xuất: Xứ Ngõ Gỗ, thôn Sinh Liên, xã Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội
- Địa chỉ văn phòng: Số 46, Đường Linh Đàm, Khu đô thị Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.
- Hotline: 0915 256 266 – 0967 276 668 – 0981 503 868
- Email: noithatduckhang@gmail.com
Mời bạn tham khảo:
- Cây Đại Đế Vương hợp mệnh gì, tuổi gì? Ý nghĩa phong phủy
- Cây Thiết Mộc Lan hợp mệnh gì, tuổi gì? Ý nghĩa phong thủy
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Cây huy hoàng hợp tuổi gì? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?
Cây huy hoàng là một giống cây kiểng đẹp với màu sắc tươi sáng, đặc...
Cây bao thanh thiên hợp tuổi gì? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?
Sở hữu kiểu dáng và màu sắc độc đáo nên cây bao thanh thiên đang...
Cây hồng môn hợp tuổi gì? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?
Cây hồng môn là cây cảnh có hoa rất được ưa chuộng tại thị trường...