Cây Cau Tiểu Trâm có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Châu Á, nó được du nhập về Việt Nam từ rất lâu. Loại cây này có nhiều tác dụng và ý nghĩa phong thủy nên được rất nhiều người yêu thích. Nội Thất Đức Khang sẽ gửi đến cho cac bạn thêm nhiều thông tin hữu ích về loại cây xanh phong thủy này trong bài viết dưới đây.
Đặc điểm của cây Cau Tiểu Trâm
Cau Tiểu Trâm có tên khoa học Chamaedorea elegans, thuộc họ nhà Cau. Cây có hình dáng giống một cây cau nhỏ, thuộc loại cây bụi nhỏ có chiều cao trung bình từ 15 – 40cm. Lá cây mọc từ thân chính, các bẹ lá và thân cây có màu vàng kết hợp hài hòa với nhau tạo nên vẻ hài hòa, bắt mắt, đầy sức sống. Lá cây dài, nhọn, màu xanh đậm, mềm và bóng, nhẵn, nổi rõ gân. Các bẹ lá và thân Cau Tiểu Trâm có màu vàng kết hợp hài hòa với nhau tạo nên vẻ đẹp hài hòa, bắt mắt, vừa sinh động đầy sức sống. Xem nhiều cây phong thủy khác tại danh mục: CÂY ĐỂ BÀN
Tác dụng của cây Cau Tiểu Trâm
Cau Tiểu Trâm có hình dáng nhỏ nhắn giống cây Cau nhỏ rất độc đáo. Hơn nữa nó còn có nhiều ứng dụng khác trong đời sống như:
Giúp thanh lọc không khí: Tán lá xanh mượt đầy sức sống của cây có khả năng hấp thụ khí độc hiệu quả. Nó giúp làm sạch không khí bằng cách hút các chất độc từ bức xạ từ máy tính, chất độc thải ra từ động cơ xe, xăng dầu, khói thuốc lá, các tia bức xạ từ đồ điện tử,… Từ đó giúp môi trường trong sạch hơn, mang đến môi trường sống tốt hơn.
Trang trí cảnh quan: Cây Cau Tiểu Trâm có hình dáng trang nhã, rất được yêu thích trồng ở hành lang, bệ cầu thang, lối ra vào, hoặc bàn làm việc, phòng khách, phòng họp,… Đem đến không gian trong lành cùng vẻ đẹp trẻ trung làm điểm nhấn cho không gian rất tuyệt vời.
Làm quà tặng ý nghĩa: Loại cây này còn được lựa chọn làm quà tặng trong nhiều dịp: thi cử, tân gia, lễ tết, thăng chức, sinh nhật, khai trương,… Với ý nghĩa động viên tinh thần những người đang phấn đấu, cần sự khích lệ, động viên.
Cây Cau Tiểu Trâm hợp mệnh gì?
Theo Phong thủy, cây Cau Tiểu Trâm hợp mệnh Thủy và mệnh Mộc nhất. Bởi màu xanh tươi mát của cau tiểu trâm sẽ giúp gia chủ tiết chế những điểm tiêu cực của bản thân mình, từ đó giúp họ bình tĩnh giải quyết mọi khó khăn, rắc rối trong cuộc sống. Bên cạnh đó nếu đặt cây này trên bàn làm việc để áp chế đi tính nóng nảy, giúp họ bình tĩnh hơn khi gặp những vấn đề rắc rối. Mời bạn tham khảo: Cây Cau Tiểu Trâm để bàn làm việc: ý nghĩa và cách bố trí
Cây Cau Tiểu Trâm hợp tuổi gì?
Những người mang tuổi Thìn, Tý, Tỵ, Sửu là tuổi hợp nhất với cây Cau Tiểu Trâm. Loại cây này sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, tài lộc trong cuộc sống. Từ đó, con đường sự nghiệp sẽ được hanh thông hơn, được phú quý hỗ trợ.
Ý nghĩa của cây Cau Tiểu Trâm
Ý nghĩa Cau Tiểu Trâm được nhiều người biết đến nhất chính là mang lại may mắn, xua đuổi tà khí vào nhà và giúp gia chủ luôn có vượng khí mang lại nhiều tài lộc.
Bên cạnh đó loại cây này chính là thể hiện cho ý chí vươn lên trong nghịch cảnh. Bởi vì nó có sức sống bền bỉ và khả năng chịu hạn tốt. Trong điều kiện khắc nghiệt Cau Tiểu Trâm vẫn luôn xanh tốt, hình ảnh này chính là sự phấn đấu không gục ngã trước mọi khó khăn trở ngại để vươn lên.
Cách trồng chăm sóc cây Cau Tiểu Trâm
Cây Cau Tiểu Trâm khỏe mạnh, khá dễ trồng và chăm sóc. Khi trồng và chăm sóc cây chúng ta cần chú ý một số điểm sau:
Ánh sáng: Cây sống được trong bóng râm nhưng cũng chịu sáng khá tốt, sinh trưởng ở điều kiện bình thường. Vì vậy Cau Tiểu Trâm thường được lựa chọn làm cây cảnh trồng trong nhà. Nếu trồng trong phòng tối, hạn chế ánh sáng thì nên đem cây ra nắng khoảng 2 – 3 tiếng/ tuần vào buổi sáng hoặc xế chiều.
Nhiệt độ: Cây ưa mát, chịu nóng và lạnh kém, khoảng nhiệt độ thích hợp cho cây từ 17 – 25 độ C.
Độ ẩm: Cây ưa ẩm trung bình, khoảng 60 – 80%. Mùa Hè thi thoảng nên phun sương cung cấp độ ẩm cho cây. Mùa Đông nên hạn chế để cây ở những nơi gió khô hanh, tốt nhất nên để cây ở trong nhà để cây có độ ẩm phù hợp.
Đất trồng: Cây ưa đất thịt, nếu trồng chậu cần đất tơi xốp hơn để thoát nước tốt. Đất trồng tốt nhất cho cau tiểu trâm nên sử dụng: đất thịt + trấu hun + phân hữu cơ + xỉ than.
Tưới nước: Nhu cầu nước tưới của Câu Tiểu Trâm không cần quá nhiều. Bạn chỉ nên tưới 2-3 lần/ tuần, chỉ cần chú ý khi đất trên mặt chậu đã se khô, thì tưới vừa đủ ẩm là được. Khi tưới nước cần tưới từ từ, để nước ngấm dần từ bề mặt xuống đáy chậu.
Bón phân: Hàng tháng nên bón phân cho cây bằng các loại phân nhả chậm, trùn quế, vi sinh, phân hữu cơ hoai mục, phân bò luân phiên để tăng cường vi chất cho cây.
Trên đây là những chia sẻ của Nội Thất Đức Khang (DKF) về cây Cau Tiểu Trâm. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất về các dịch vụ Phong thủy nội thất khác qua địa chỉ:
Công ty Cổ phần Nội thất Đức Khang
- Xưởng sản xuất: Xứ Ngõ Gỗ, thôn Sinh Liên, xã Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội
- Địa chỉ văn phòng: Số 46, Đường Linh Đàm, Khu đô thị Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.
- Hotline: 0915 256 266 – 0967 276 668 – 0981 503 868
- Email: noithatduckhang@gmail.com
Mời bạn tham khảo:
- Cây Sen Đá hợp mệnh gì, tuổi gì? Ý nghĩa phong thủy
- Cây Thường Xuân hợp mệnh gì, tuổi gì? Ý nghĩa phong thủy
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Cây chuỗi ngọc hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?
Cây chuỗi ngọc là một giống cây hàng rào phổ biến, nhưng không phải ai...
Bề mặt gỗ Laminate là gì? Cấu tạo và ứng dụng?
Các công trình nội thất hiện đại, sang trọng hiện nay đều rất chuộng sử...
Gỗ veneer là gì? Phân loại? Ưu nhược điểm của gỗ veneer
Gỗ veneer thực chất là gỗ tự nhiên được lạng mỏng, được dùng để dán...