3 Tiêu chí chọn ghế làm việc cho phòng giám đốc chất lượng

47ab8f4b2c91e37bf1f1a0e143bfa7c1

Ghế làm việc cho phòng giám đốc không chỉ là món đồ hỗ trợ công việc hàng ngày, mà còn là yếu tố thể hiện phong thái và vị thế của người đứng đầu doanh nghiệp. Tuy nhiên, giữa hàng trăm mẫu mã, chất liệu và thiết kế đa dạng trên thị trường hiện nay, việc chọn được một chiếc ghế vừa đẹp, vừa tiện nghi, lại đảm bảo độ bền và phù hợp với không gian là điều không hề đơn giản. Vậy đâu là những yếu tố quan trọng nhất cần lưu ý khi lựa chọn? Bài viết dưới đây Nội thất Đức Khang sẽ giúp bạn làm rõ 3 tiêu chí quan trọng khi chọn ghế làm việc cho phòng giám đốc, từ đó giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định phù hợp, vừa đảm bảo thẩm mỹ, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng lâu dài.

Tiêu chí lựa chọn ghế làm việc cho phòng giám đốc

Để chọn được ghế làm việc cho phòng giám đốc chất lượng, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng 3 yếu tố là thiết kế, công năng và chất liệu. Cụ thể là:

Thiết kế sang trọng – Tôn lên phong thái lãnh đạo

  • Một chiếc ghế làm việc cho phòng giám đốc không đơn thuần chỉ là vật dụng hỗ trợ công việc, mà còn là “tuyên ngôn” cho phong cách lãnh đạo và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. Vì vậy, thiết kế là yếu tố đầu tiên cần được xem xét kỹ lưỡng.
  • Kiểu dáng lưng cao, bản ghế lớn, đệm dày không chỉ tạo nên sự bề thế, quyền lực mà còn mang đến cảm giác thoải mái, thư giãn khi làm việc trong thời gian dài. Đây là những điểm đặc trưng thường thấy ở các mẫu ghế dành riêng cho giám đốc – giúp tạo dựng phong thái tự tin, đĩnh đạc.
  • Phong cách thiết kế cần được đồng bộ với không gian tổng thể của phòng làm việc. Nếu phòng mang hơi hướng hiện đại, tối giản thì ghế nên có thiết kế tinh gọn, đường nét thẳng và màu sắc trung tính. Ngược lại, nếu không gian theo phong cách cổ điển hoặc tân cổ điển, nên chọn ghế có tay vịn gỗ tự nhiên, họa tiết chạm trổ tinh xảo để tăng sự sang trọng.
  • Màu sắc phổ biến cho ghế giám đốc thường là đen, nâu, xám hoặc màu gỗ tự nhiên – thể hiện sự lịch lãm, dễ phối với nội thất khác như bàn làm việc, tủ tài liệu.
  • Cuối cùng, những chi tiết nhỏ nhưng tinh tế như đường may sắc sảo, chất liệu tay ghế (gỗ hoặc hợp kim), bánh xe xoay êm… chính là điểm cộng lớn giúp chiếc ghế không chỉ đẹp mà còn đậm chất “lãnh đạo”.

Công năng tiện nghi- Hỗ trợ làm việc hiệu quả

Là người thường xuyên xử lý công việc quan trọng, các giám đốc cần một chiếc ghế không chỉ đẹp mà còn đáp ứng tối đa sự tiện nghi. Công năng chính là yếu tố quyết định đến trải nghiệm sử dụng lâu dài.

  • Trước tiên là phần tựa lưng công thái học với thiết kế ôm sát lưng, hỗ trợ cột sống và giảm áp lực vùng thắt lưng. Với những chiếc ghế có thể ngả lưng và khóa ở nhiều góc độ, người dùng có thể dễ dàng chuyển đổi tư thế làm việc và nghỉ ngơi ngay tại bàn.
  • Tay ghế linh hoạt, có thể nâng – hạ hoặc thay đổi độ nghiêng cũng giúp tạo cảm giác thoải mái cho vai và khuỷu tay, đặc biệt khi làm việc với máy tính liên tục.
  • Piston thủy lực loại tốt là điểm không thể bỏ qua. Hệ thống nâng hạ nhẹ nhàng, chịu lực tốt (trên 100kg) không chỉ giúp điều chỉnh độ cao linh hoạt mà còn đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
  • Chân xoay và bánh xe linh hoạt hỗ trợ việc di chuyển trong phòng mà không cần đứng dậy, giúp tiết kiệm thời gian và tăng hiệu suất làm việc. Loại bánh xe PU còn giúp giảm tiếng ồn, không trầy sàn rất phù hợp với không gian văn phòng cao cấp.
  • Cuối cùng, tựa đầu và đệm ngồi êm ái được làm từ mút lạnh hoặc chất liệu đàn hồi tốt giúp người ngồi luôn cảm thấy thư giãn, giảm đau mỏi vai gáy và hông dù làm việc hàng giờ liền.

Chất liệu cao cấp – Bền đẹp theo thời gian

Chất liệu là yếu tố then chốt quyết định tuổi thọ và độ cao cấp của sản phẩm. Với ghế làm việc cho phòng giám đốc, việc lựa chọn chất liệu không nên dựa vào giá rẻ, mà phải đặt yếu tố bền, đẹp và dễ bảo quản lên hàng đầu.

Chất liệu bọc ghế thường có 3 loại:

  • Da thật: Sang trọng, bền bỉ, càng dùng lâu càng bóng đẹp tự nhiên. Tuy nhiên giá cao, phù hợp với ghế giám đốc cấp cao hoặc không gian cần tạo ấn tượng đặc biệt.

  • Da PU cao cấp: Mềm mại, dễ vệ sinh, độ bền khá tốt. Đây là lựa chọn phổ biến nhất vì cân bằng được giữa thẩm mỹ – chất lượng – giá thành.

  • Vải lưới cao cấp: Thoáng khí, chống nóng, phù hợp với không gian hiện đại, tối ưu cho người thường xuyên làm việc trong điều hòa.

Khung và chân ghế cần đảm bảo chắc chắn và ổn định. Khung làm bằng thép mạ crom hoặc hợp kim nhôm vừa đẹp, vừa chịu lực tốt. Với các mẫu cổ điển, chân gỗ tự nhiên cũng là lựa chọn cao cấp giúp không gian thêm đẳng cấp. Đệm ghế nên làm từ mút lạnh mật độ cao, giúp giữ form lâu dài, không bị xẹp lún sau thời gian sử dụng. Một chiếc ghế sử dụng vật liệu tốt sẽ giữ được vẻ đẹp lâu dài, không bị bong tróc, trầy xước hay lỏng lẻo – đồng nghĩa với việc tiết kiệm chi phí thay mới hoặc sửa chữa trong tương lai.

Gợi ý cách bố trí ghế làm việc cho phòng giám đốc

Khi nhắc đến thiết kế nội thất phòng giám đốc, nhiều người thường chú trọng đến kiểu dáng bàn, chất liệu tủ hoặc màu sơn tường, mà quên mất rằng ghế làm việc cho phòng giám đốc. Nếu được bố trí hợp lý sẽ góp phần rất lớn trong việc tạo nên sự cân bằng về công năng, phong thủy và tính thẩm mỹ cho tổng thể không gian. Dưới đây là một số gợi ý quan trọng bạn nên lưu ý.

  • Bố trí ghế tại vị trí trung tâm, hướng ra cửa nhưng không đối diện trực tiếp

Một trong những nguyên tắc cơ bản khi sắp xếp ghế làm việc cho phòng giám đốc là vị trí ghế nên hướng ra cửa ra vào, giúp người lãnh đạo có tầm nhìn bao quát toàn bộ căn phòng và kiểm soát tốt các hoạt động trong văn phòng. Tuy nhiên, không nên đặt ghế quay mặt trực diện với cửa chính, vì theo phong thủy, điều này dễ gây ra cảm giác bất an, khó tập trung. Giải pháp là đặt bàn làm việc và ghế lệch nhẹ so với cửa chính, vừa đảm bảo tầm nhìn tốt, vừa tạo cảm giác riêng tư.

  • Tựa lưng ghế nên có điểm tựa vững chắc

Khi bố trí ghế làm việc cho phòng giám đốc, phía sau lưng ghế nên có bức tường, vách gỗ hoặc tủ tài liệu cao tượng trưng cho “sơn” trong phong thủy, tức có chỗ dựa vững chắc, thể hiện quyền lực và sự ổn định trong công việc. Không nên để lưng ghế quay ra cửa sổ lớn, hoặc không có gì che chắn phía sau, vì điều này tạo cảm giác trống trải, thiếu an toàn.

  • Khoảng cách giữa ghế – bàn – tủ hợp lý, thuận tiện thao tác

Khoảng cách từ ghế làm việc đến bàn nên vừa đủ để giám đốc có thể ngồi thoải mái, kê tay đúng chuẩn khi làm việc (thường là 30 – 40cm tùy thiết kế ghế). Tránh kê quá sát khiến khó duỗi chân hoặc quá xa gây mỏi khi thao tác. Nếu có tủ tài liệu, tủ phụ, hoặc kệ trang trí sau lưng, hãy bố trí cách ghế tối thiểu 60 – 80cm, đảm bảo việc quay ghế, lấy hồ sơ dễ dàng mà không vướng víu.

  • Ưu tiên ánh sáng tự nhiên ở vị trí đặt ghế

Ánh sáng là yếu tố không thể thiếu khi bố trí ghế làm việc cho phòng giám đốc. Vị trí ghế nên được đặt sao cho nhận được ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ hoặc vách kính, giúp không gian làm việc luôn sáng sủa, thoáng đãng, hỗ trợ tăng sự tỉnh táo và giảm stress. Tuy nhiên, cần tránh để ánh nắng chiếu trực tiếp vào mặt hoặc lưng người ngồi, dễ gây chói và ảnh hưởng đến sự tập trung. Có thể lắp thêm rèm hoặc dùng vách kính chống chói.

  • Đảm bảo sự hài hòa với tổng thể không gian phòng giám đốc

Một chiếc ghế làm việc cho phòng giám đốc sẽ phát huy hết giá trị khi nó hài hòa với bàn làm việc, tủ đựng tài liệu, màu sơn tường và phong cách thiết kế chung của căn phòng. Ví như phòng giám đốc cổ điển: chọn ghế da thật, màu trầm, tay và chân gỗ. Phòng hiện đại: nên dùng ghế da PU hoặc lưới cao cấp, thiết kế tối giản. Diện tích nhỏ: chọn ghế gọn gàng, linh hoạt, không quá đồ sộ. Diện tích lớn: ưu tiên ghế lớn, thể hiện sự bề thế, quyền lực.

  • Lưu ý về sự riêng tư và chống ồn

Nếu phòng giám đốc có không gian mở hoặc nằm gần các khu vực ồn ào, hãy cân nhắc bố trí ghế sao cho tạo được góc làm việc yên tĩnh, có thể đặt thêm vách ngăn trang trí, chậu cây lớn để tăng sự riêng tư, giảm bớt âm thanh từ bên ngoài.

XEM THÊM: CÁC MẪU GHẾ GIÁM ĐỐC CAO CẤP, CHẤT LƯỢNG TẠI NỘI THẤT ĐỨC KHANG

Tin hay phong thủy:

5/5 - (2 bình chọn)
Bài mới cập nhật
2 loại chất liệu bọc đệm thường dùng cho ghế hội trường

Khi lựa chọn ghế hội trường cho các không gian như rạp chiếu phim, hội...

Tìm hiểu bàn viết của ghế hội trường: Loại nào tốt nhất?

Khi lựa chọn ghế hội trường cho các không gian như phòng họp, giảng đường...

Cách lựa chọn và bảo quản bàn hội trường mới nhất 2025

Năm 2025, xu hướng thiết kế bàn hội trường ngày càng đa dạng với nhiều...

Để lại một bình luận