Cây lưỡi hổ là loại cây kiểng thường được dùng để trang trí trong nhà và mang lại không khí trong lành cho gia đình, bên cạnh đó cây còn mang nhiều ý nghĩ phong thủy rất sâu sắc cho gia chủ. Vậy cây lưỡi hổ hợp tuổi gì? Mệnh gì? Đặc điểm và ý nghĩa phong thủy của nó như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây.
Nguồn gốc, đặc điểm của cây lưỡi hổ
Để cuộc sống thêm xanh và thú vị hơn thì việc trồng cây không chỉ làm đẹp, mà còn giúp không khí trong nhà được trong lành hơn. Và cây lưỡi hổ là một trong số những cây xanh đó.
Nguồn gốc của cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ được tìm thấy ở các quốc gia Tây Phi như Nigeria, Congo và một số khu vực của Nam Phi. Cây phát triển được trong nhiều môi trường khác nhau nhờ lá dày, mọng nước để giúp dự trữ nước và chất dinh dưỡng.
Đặc điểm cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ còn có tên gọi khác là cây lưỡi cọp, vĩ hổ và chúng có tên khoa học là Sansevieria Trifasciata, thuộc họ măng tây với chiều cao từ 50-60cm. Thân hình của cây dạng dẹt, mọng nước và nhìn hơi sắc nhọn nguy hiểm nhưng thân lại rất mềm, không làm đứt tay khi chạm vào. Trên thân cây có 2 màu lá xanh và vàng dọc từ gốc tới ngọn, cũng có thể nhờ đó mà chúng có tên là cây lưỡi hổ. Cây ra hoa thành từng cụm với nhau, mọc từ phần gốc lên và có quả hình tròn. Và hiện nay người ta đã phát hiện ra cây lưỡi hổ có tới 70 loài khác nhau như lưỡi hổ cọp, lưỡi hổ Thái, lưỡi hổ xanh… nhưng phổ biến nhất là lưỡi hổ Thái và lưỡi hổ cọp.
Cây lưỡi hổ ra hoa có tốt không?
Khi cây lưỡi hổ ra hoa thường được xem là một điềm báo tốt lành cho gia chủ, bởi theo quan niệm phong thủy thì hoa của cây là dấu hiệu cho thấy gia chủ sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, công việc thuận lợi và tài lộc dồi dào. Tuy nhiên cây lại rất hiếm khi ra hoa, vì cây cần phải có đầy đủ điều kiện như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp… Và chu kỳ ra hoa của cây lưỡi hổ khá dài và không phải cây nào cũng ra hoa.
Cây lưỡi hổ có độc không?
Cây lưỡi hổ có chứa độc tố Saponin, một chất có thể gây kích ứng da và niêm mạc. Cho nên nếu ăn phải lá cây, đặc biệt là trẻ em hay thú cưng thì có thể dẫn tới các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, sưng miệng lưỡi, khó thở… Nhưng cũng không cần quá lo lắng, vì độc tính của cây không cao và triệu chứng thường nhẹ. Chẳng may ăn phải thì có thể uống nhiều nước, súc miệng và theo dõi tính hình, nếu như triệu chứng nặng hơn thì cần tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Cây lưỡi hổ có những loại nào?
Cây lưỡi hổ có rất nhiều loại khác nhau nên tùy vào hình dáng, chiều cao, màu sắc của cây để dễ dàng lựa chọn được một chậu cây phù hợp để trang trí cho không gian sống. Dưới đây là một số loại cây lưỡi hổ phổ biến:
Lưỡi hổ sọc: Đây là loại cây phổ biến ở thị trường Việt với sọc xen kẽ xanh đậm và xanh nhạt, phần rìa lá sẽ có màu vàng từ gốc tới ngọn. Cây thích hợp trồng trong nhà hoặc ngoài ban công, sân vườn bởi lá thường khá to và chiều cao lên tới hơn 1m.
Cây lưỡi hổ vàng: Thường phù hợp với không gian văn phòng, bởi dễ chăm sóc, kích thước nhỏ, khi lớn lá sẽ xòe ra trông rất đẹp mắt.
Lưỡi hổ trắng: Cây có màu sắc bắt mắt, mọc theo hướng xòe và rất thích hợp để trang trí cho không gian nhà ở có thiết kế sang trọng, hiện đại
Một số loại lưỡi hổ khác: Ngoài những loại lưỡi hổ trên thì vẫn có nhiều loại khác như lưỡi hổ vằn xanh, lưỡi hổ thái xanh, lưỡi hổ thái vàng, lưỡi hổ robusta…
Cây lưỡi hổ có giá bao nhiêu?
Hiện nay trên thị trường, giá thành của cây lưỡi hổ thường dao động từ 80.000 vnđ – 300.000 vnđ, tùy thuộc vào kiểu dáng, kích cỡ, phân loại… Cây rất dễ trồng và chăm sóc nên giá thành của cây cũng không thay đổi trong nhiều năm, kể cả là các dịp lễ Tết. Nhưng để đảm bảo không bị mua với giá cao mà chất lượng không được như ý, thì trước khi mua bạn có thể tham khảo qua một số website hoặc cửa hàng.
Tác dụng của cây lưỡi hổ
Lưỡi hổ loại cây có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng ngoài công dụng chữa bệnh thì cây lưỡi hổ còn giúp thanh lọc không khí, cải thiện giấc ngủ vì cây có chức năng hấp thụ khí CO2 và thải ra khí O2 vào ban đêm, lá cây thì hút bụi nên không khí trong nhà luôn được trong lành. Bên cạnh đó, thân cây mọng nước nên lá lưỡi hổ có tác dụng giống như nha đam, có tính sát trùng và tiêu viêm. Nếu da bị bỏng, phồng rộp, cháy nắng hay dị ứng thì có thể dùng lá lưỡi hổ đắp lên vết thương để sát trùng nhanh chóng, hạn chế để lại vết thâm.
Do có tính sát khuẩn nên có thể dùng gel của cây lưỡi hổ làm sữa tắm, nước rửa tay để tiêu diệt vi khuẩn có hại trên da, giúp làn da mịn màng và thơm mát. Hoặc có thể dùng gel để làm nước súc miệng, sẽ giúp giảm sâu răng, khử mùi hôi miệng và giảm hôi miệng rất tốt, giảm chảy máu nướu răng.
Cây lưỡi hổ chữa bệnh gì?
Ngoài những tác dụng kể trên thì cây lưỡi hổ còn giúp chữa trị hen suyễn, sử dụng gel của cây pha cùng nước nóng sau đó lấy hơi nước đang bốc lên, để tinh chất chống viêm bám vào niêm mạc mũi, họng sẽ giúp ngăn được cơn suyễn kéo dài và giúp hô hấp thuận lợi hơn.
Cây lưỡi hổ còn giúp trị bệnh đường tiêu hóa vì các chất như aloin, aloe-emodin và barbalotin có trong lá lưỡi hổ giúp dạ dày được cải thiện hiệu quả, kích thích tiêu hóa rất tốt. Hoặc có thể lấy lá của cây ép lấy nước uống, sẽ trị được chứng trào ngược axit, đầy hơi, khó tiêu hay giảm nóng trong người.
Khác với những loại cây khác, ban đêm cây lưỡi hổ thường hấp thụ độc tố qua lá và nhả ra oxy tinh khiết giúp cho môi trường trong lành hơn, cải thiện giấc ngủ ngon hơn và sâu hơn.
Ý nghĩa của cây lưỡi hổ trong phong thủy?
Trong phong thủy, cây lưỡi hổ có tác dụng tốt trong việc xua đuổi tà ma, chống lại những điều không may mắn trong cuộc sống. Lá cây thường mọc thẳng đứng, thể hiện sự quyết đoán và ý chí tiến lên của con người cùng dáng vẻ uy nghi từ thân tới ngọn, nên cây là biểu tượng cho sự uy quyền, danh gia vọng tộc.
Hoa của cây lưỡi hổ còn mang lại vẻ đẹp kiêu sa với ý nghĩa phong thủy rất tốt, theo quan niệm của người xưa thì những người trồng cây lưỡi hổ nếu ra hoa, thì sẽ gặp được may mắn trong năm, không chỉ là cuộc sống mà còn thuận lợi trong công việc. Nhưng để phát huy được tác dụng về mặt phong thủy, thì cần chọn vị trí đặt cây phù hợp để có được may mắn và thuận lợi.
Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì?
Cây lưỡi hổ có màu xanh chủ đạo kết hợp cùng viền vàng, những gam màu này tượng trưng cho mệnh Thổ và Kim. Nên nếu 2 mệnh này trồng cây lưỡi hổ, thì sẽ có được vận thế tốt, làm mọi việc thuận lợi và gặt hái được nhiều thành công hơn.
Cây lưỡi hổ hợp mệnh Mộc không?
Theo quan niệm phong thủy thì mỗi mệnh sẽ tương ứng với những màu sắc và loại cây khác nhau, để mang lại vượng khí và may mắn. Mệnh Mộc thường hợp với những màu xanh lá cây, màu đen vì năng lượng của mệnh Mộc tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển. Mà cây lưỡi hổ thường có màu xanh lá đậm pha lẫn chút vàng, thuộc hành Thổ. Theo ngũ hành thì Thổ khắc Mộc, không tương sinh nên cây lưỡi hổ không hợp với mệnh Mộc.
Cây lưỡi hổ hợp tuổi gì?
Cây lưỡi hổ hợp với tuổi Ngọ, vì trong phong thủy người tuổi Ngọ thường mạnh mẽ, kiên cường và có khả năng lãnh đạo nên cây sẽ giúp họ tăng cường sự tự tin, đạt được nhiều thành công hơn trong cuộc sống.
Những người tuổi Ngọ sẽ bao gồm những năm sinh như: 1942, 1954, 1966, 1978, 1990, 2002, 2014.
Cây lưỡi hổ để trong nhà có tốt không?
Việc trồng cây lưỡi hổ trong nhà giúp mang lại rất nhiều lợi ích, bởi nó được ví như “máy lọc không khí” vì cây có khả năng hấp thụ rất nhiều độc tố, chất ô nhiễm trong không khí để giúp không gian sống trở nên trong lành hơn. Không những vậy, lưỡi hổ còn có khả năng hấp thụ CO2 và thải ra O2 vào ban đêm, giúp cải thiện giấc ngủ một cách đáng kể. Ngoài ra, trong phong thủy cây lưỡi hổ còn được xem là biểu tượng của sự may mắn, tài lộc và xua đuổi tà khí nên cây thường được đặt ở phòng khách, phòng làm việc để tạo năng lượng tích cực. Hơn nữa, cây rất dễ trồng và dễ chăm sóc, thích nghi được với nhiều môi trường khác nhau nên có thể đặt ngoài trời hoặc trong nhà.
Nếu đặt cây lưỡi hổ vào nhà thì có thể đặt ở phòng khách, vị trí kệ tivi, ghế sofa, ngay 2 bên lối đi của cửa ra vào… để giúp xua đuổi đi những điều không may và mang tài vận vào nhà. Hay cũng có thể đặt ở phòng ngủ để giấc ngủ được sâu hơn, ngon giấc hơn. Hoặc không gian phòng tắm cũng là vị trí lý tưởng để đặt cây, vì cây có thể hút hơi nước, loại bỏ được khí độc hại bay lơ lửng để không khí được trong lành hơn.
Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ
Dưới đây là cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ đơn giản mà hiệu quả, để cây phát triển khỏe mạnh hơn:
Cách trồng cây lưỡi hổ
Nếu trồng từ khi cây còn nhỏ, thì khi thay chậu cần tách cây con ra và trồng vào chậu mới, loại bỏ hết những phần đất cũ và cắt bỏ rễ khô, hư hỏng. Đặt cây con vào chậu, lấp đất và ấn chặt để cố định cây, tưới nước và chăm sóc cây như bình thường. Còn nếu trồng bằng cách hom lá, thì phải chọn lá xanh và đẹp, cắt ngang sát gốc lá, chia thành từng khúc 5cm để lá tự lành sẹo. Đặt các khúc lá xuống chậu đất sao cho đất lấp ½ lá, xịt nước để tạo độ ẩm cho cây và nên đặt chậu ở nơi thoáng mát, để rễ bắt đầu mọc ra.
Cách chăm sóc cây lưỡi hổ
Khi chăm sóc cây thì nên cho cây tiếp xúc với nắng nhẹ nhàng, không quá gay gắt sẽ khiến cây bị héo hoặc cháy lá. Nhiệt độ phù hợp để cây sinh trưởng và phát triển là 20-30 độ C, không cần phải tưới nước thường xuyên chỉ cần đất đủ ẩm. Nếu muốn cây phát triển tốt thì mỗi tháng nên bón phân lân, phân kali, phân đạm cho cây, để cây có đủ dinh dưỡng.
Cách xử lý cây lưỡi hổ bị vàng lá?
Vấn đề cây bị vàng lá là khá phổ biến, có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này như tưới nước quá nhiều, cây lưỡi hổ không ưa đất quá ẩm ướt nên khi tưới nhiều sẽ làm rễ bị úng, gây ra vàng lá rụng lá. Hay thiếu ánh sáng, dù lưỡi hổ có thể sống trong điều kiện thiếu sáng nhưng nếu không đủ ánh sáng, thì cây sẽ không thể quang hợp mà dẫn tới vàng lá. Đất trồng thiếu dinh dưỡng cũng là nguyên nhân khiến cây bị vàng lá, bên cạnh đó một số loại nấm bệnh hoặc côn trùng cũng có thể gây hại cho cây khiến cây bị vàng lá, rụng lá hay héo úa.
Khi gặp phải trường hợp này, thì cần phải kiểm tra đất trồng xem có bị ẩm quá không, nếu có thì ngừng lại chờ cho tới khi đất khô hẳn rồi mới bắt đầu tưới. Nếu câu thiếu sáng thì nên đặt cây ở nơi có nhiều ánh nắng tự nhiên, tránh nắng gay gắt để cây hấp thụ và quang hợp tốt hơn. Cần bón phân theo định kỳ, khoảng 2 – 3 tháng/lần và chọn loại phân phù hợp với cây lưỡi hổ. Quan sát kỹ để tìm ra dấu hiệu của bệnh như đốm nâu, vết loét, sâu bệnh. Nếu phát hiện thì phải dùng thuốc trừ nấm hoặc thuốc trừ sâu sinh học để điều trị.
Nên mua cây lưỡi hổ ở đâu?
Cây lưỡi hổ được bày bán rất nhiều trên thị trường, từ các cửa hàng chuyên về cây cảnh tới các siêu thị, chợ hoa. Nếu ở cửa hàng chuyên về cây cảnh thì bạn có thể thoải mái lựa chọn, bởi có rất nhiều giống cây lưỡi hổ khác nhau từ phổ biến tới khó tìm. Nhân viên sẽ tư vấn cho bạn kiến thức chuyên sâu về cây trồng để tư vấn cho bạn về cách chăm sóc cây, đồng nghĩa giá thành sẽ cao hơn so với nơi khác. Nếu ở siêu thị thì thuận tiện mua sắm, giá thành phải chăng nhưng số lượng không được đa dạng bằng các cửa hàng hay vườn ươm và chất lượng cũng không đảm bảo. Hoặc mua online thì tiện lợi, không mất thời gian đi lại, tham khảo được nhiều nhà cung cấp khác nhau, nhưng bất tiện là không được nhìn trực tiếp sản phẩm để đánh giá chất lượng và gặp rủi ro khi cây bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
Cho nên, bạn có thể tự lựa chọn cách mua cây lưỡi hổ phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình.
Những thông tin chi tiết về cây lưỡi hổ hợp mệnh gì, ý nghĩa phong thủy của lưỡi hổ đã được chia sẻ trong bài viết trên. Nếu có nhu cầu mua cây và cần được tư vấn thêm về cách chọn cây hợp phong thủy theo mệnh, Quý khách hàng hãy liên hệ ngay cho Nội thất Đức Khang để được tư vấn chi tiết hơn nhé.
Công ty Cổ phần Nội thất Đức Khang
- Xưởng sản xuất: Xứ Ngõ Gỗ, thôn Sinh Liên, xã Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội
- Địa chỉ văn phòng: Số 46, Đường Linh Đàm, Khu đô thị Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.
- Hotline: 0915 256 266 – 0967 276 668 – 0981 503 868
- Email: noithatduckhang@gmail.com
Xem thêm:
- Cây dứa cảnh nến hợp tuổi gì? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?
- Cây phát lộc hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy
- 10 loại cây để bàn làm việc hợp phong thủy dành cho văn phòng
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Tủ tài liệu cánh lùa là gì? Mẫu tủ cánh lùa DKF đẹp 2022
Tủ tài liệu cánh lùa có thiết kế cánh tủ hiện đại giúp tiết kiệm...
Bề mặt gỗ Laminate là gì? Cấu tạo và ứng dụng?
Các công trình nội thất hiện đại, sang trọng hiện nay đều rất chuộng sử...
Nhôm đúc là gì? Đặc tính và ứng dụng của nhôm đúc?
Nhôm đúc là một loại chất liệu rắn chắc với khả năng chịu lực và...