Kinh nghiệm thiết kế hội trường nhà hát đúng tiêu chuẩn

kinh nghiem thiet ke hoi truong nha hat dung tieu chuan

Khi thiết kế hội trường nhà hát, cần tuân theo một số nguyên tắc nhất định. Các nguyên tắc này được quy định rất rõ trong Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam: TCXDVN 355:2005 “Tiêu chuẩn thiết kế nhà hát – Phòng khán giả”.

Những thông tin có trong bài viết:

1. Đặc điểm không gian hội trường nhà hát

Không gian các nhà hát thường có quy mô tương đối lớn. Không gian này có thể là các nhà hát chuyên dụng như: Nhà hát kịch nói, nhà hát ca kịch – vũ kịch (opera – balet); nhà hát chèo, tuồng, cải lương, múa rối… hoặc nhà hát đa năng… Là nơi mọi người đến để thưởng thức âm nhạc, thư giãn nên cần trang bị những yếu tố đầy đủ nhất về âm thanh, không gian.

Quy mô hội trường nhà hát được phân hạng như sau:

Phân hạng nhà hát theo quy mô sân khấu:

Phân hạng nhà hát theo quy mô sân khấu

Phân hạng nhà hát theo quy mô khán giả:

Phân hạng nhà hát theo quy mô khán giả

Địa điểm xây dựng nhà hát cần phải đảm bảo các yêu cầu:

  • Ở trung tâm đô thị, khu dân cư hoặc nằm trong khu cây xanh, khu công viên, khu du lịch để có sức hấp dẫn, đồng thời đóng góp cho sự hoạt động và diện mạo của khu trung tâm.
  • Ở nơi có đường giao thông thuận tiện với các phương tiện giao thông cá nhân và công cộng.
  • Xa các nguồn ồn lớn, nguồn khí độc hại, các nơi có nguy cơ cháy nổ cao
  • Diện tích khu đất tính theo tiêu chuẩn từ 6 m2/khán giả đến 10m2/khán giả. Mật độ xây dựng từ 35 % đến 40 %.
  • Đường giao thông xung quanh công trình phải đảm bảo cho xe chữa cháy có thể tiếp cận tất cả mọi phía của công trình.
  • Khi bố trí lối vào cho xe ô tô con tiếp cận nhà hát phải làm đường cho xe chạy liên thông, không phải lùi và chiều rộng đường phải đảm bảo cho hai xe tránh nhau.
  • Nhà hát – phòng khán giả phải bố trí bãi đỗ xe đủ diện tích cho xe ca, xe ôtô, xe máy, xe đạp và xe lăn của người khuyết tật. Chỗ để xe của người khuyết tật phải ở vị trí gần cửa vào nhà hát. Nếu có thể, bố trí một không gian làm nơi để xe lăn ngay kề cửa vào hoặc sảnh vào. Các lối đi lên bằng bậc phải có đường dốc cho xe lăn. Lối ra vào bãi đỗ xe không được cắt ngang dòng người chính ra vào nhà hát. Diện tích các bãi đỗ xe, tùy thuộc vào đặc điểm của từng đô thị nơi xây dựng nhà hát – phòng khán giả. Có thể tính theo tiêu chuẩn từ 3m2/khán giả đến 5m2/khán giả.
  • Trước mỗi lối ra khỏi nhà hát cần bố trí diện tích thoát người. Diện tích thoát người được tính không nhỏ hơn 30m2/100 khán giả thoát ra tại cửa đó.
  • Sảnh nghỉ: Lưu thông trực tiếp với phòng khán giả, các ban công, các lô, các khu căng tin giải khát, vệ sinh. Không lưu thông trực tiếp với sảnh vào, hoặc các không gian bên ngoài.
  • Khu vệ sinh cho khách vào xem được bố trí liền với sảnh nghỉ nhưng không liên thông với sảnh vào hoặc các không gian bên ngoài. Khu vệ sinh không được bố trí ra vào trực tiếp với không gian phòng khán giả.
  • Căn tin – giải khát dành cho khách chưa vào xem: có thể bố trí liền với sảnh vào nhưng không được phép thông với hành lang phân phối khách hoặc sảnh nghỉ. 

2. Chi phí thiết kế xây dựng hội trường nhà hát

Về chi phí, không có khuôn mẫu chi phí cố định nào, tùy vào quy mô, trang trí và điều kiện mà các đơn vị có thể bỏ ra số tiền khác nhau để thiết kế hội trường nhà hát. Tất nhiên đầu tư càng nhiều tiền thì hội trường các đẹp và sang trọng.

3. Hội trường nhà hát nên sử dụng loại ghế gì?

Yêu cầu về ghế và khoảng cách ghế hội trường nhà hát:

Ghế ngồi phải được gắn chặt vào mặt sàn (nên sử dụng ghế chân đôi bám sàn hoặc chân trụ), trừ các ghế ở lô có sàn phẳng nhưng cũng không được quá 8 ghế tự do, xe dịch được (Cho phép ngoại lệ đối với phòng khán giả đa năng của nhà văn hóa, câu lạc bộ). Các ghế lật: phải đảm bảo không gây tiếng động khi sử dụng.

Khoảng cách để đi lại giữa hai hàng ghế:

Phải >= 45cm đối với phòng khán giả cỡ B (Từ 801 đến 1200 ghế) trở lên.

Phải >= 40cm đối với phòng khán giả cỡ C (Từ 401 đến 800 ghế) trở xuống.

Số ghế tối đa được bố trí trong một hàng ghế liên tục: phụ thuộc vào khoảng cách để đi lại giữa hai hàng ghế:

Số ghế tối đa trong một hàng ghế liên tục

Ghế sử dụng trong nhà hát cần đảm bảo chắc chắn, vững chãi, êm ái vì khán giả thường ngồi liên tục 2 – 3 tiếng, nếu ghế cứng sẽ khiến người ngồi cảm thấy khó chịu. Theo đó những mẫu ghế đệm, tựa lưng cao, dày, làm từ đệm mút đúc lạnh cao cấp được ưu tiên lựa chọn. Chân ghế dạng bám sàn (được bắt vít gắn cố định xuống mặt sàn) là giải pháp tốt nhất, vừa hiện đại lại vừa an toàn.

Hội trường nhà hát mang tính chất giải trí nên bạn không nên chọn ghế kèm bàn viết, thay vào đó chọn những ghế có chỗ đặt nước để thuận tiện trong quá trình ngồi và thưởng thức âm nhạc.

Dưới đây là 1 số mẫu ghế bạn có thể tham khảo:

Những mẫu ghế hội trường dùng cho nhà hát

Xem đầy đủ các mẫu ghế hội trường

4. Tiêu chuẩn thiết kế sân khấu, khán giả hội trường nhà hát

Về sân khấu:

Bao gồm sàn diễn chính và không gian phụ trợ

Sàn diễn chính: Nơi biểu diễn trực tiếp các tiết  mục văn nghệ hát múa để khán giả thưởng thức. 

Sàn diễn nằm sau màn chính sân khấu, chiều rộng bằng chiều rộng tiền đài, rộng thêm mỗi bên một dải rộng 85 cm. Chiều sâu mặt diễn tính từ màn chính sân khấu tới màn đáy sân khấu tính bằng 3/4 chiều rộng sàn diễn. Chiều cao mặt sàn diễn so với mặt sàn trước hàng ghế đầu tiên từ 0,95 m đến 1,15 m. Mặt sàn diễn phải bằng gỗ dày 4cm, bằng phẳng, không có khe hở, cấu tạo sàn đòn gánh đàn hồi, có độ dốc từ 1 % đến 1,5 %. Sàn kết cấu chịu lực bằng bê tông hoặc thép. Nếu có sàn quay, sàn trượt thì khe hở không lớn hơn 1 cm, hai bên mép phải cao bằng nhau

Không gian phụ trợ bao gồm: Tiền đài (Là phần diện tích sàn diễn mở rộng về phía khán giả. Khi đóng màn chính thì tiền đài nằm ở phía trước màn chính); Hố nhạc (Là phần không gian nằm giữa sân khấu và khán giả, được làm sâu xuống để ban nhạc biểu diễn); Thiên kiều (còn gọi là khoang treo, là phần không gian tiếp tục sân khấu chính theo chiều cao để kéo các phông màn, đạo cụ, bài trí lên cao và thực hiện các thủ pháp biểu diễn. Trong thiên kiều có các hành lang thao tác và dàn thưa.)…

Phần khán giả:

Bao gồm phòng khán giả (nơi khán giả ngồi xem) và các không gian phục vụ khán giả: Lối vào, nơi mua vé, sảnh vào, nơi gửi mũ áo, hành lang, sảnh nghỉ, các không gian xã hội (phòng khiêu vũ, phòng tiệc, phòng khách, phòng truyền thống), các phòng phụ trợ (y tế – cấp cứu, bảo vệ, phòng nhân viên…) và các lối giao thông, hành lang, cầu thang, căng tin, cà phê giải khát…

Tiêu chuẩn khối tích cho nhà hát kịch nói: 4 – 6 m3/khán giả, cho nhà hát nhạc kịch, balet, hòa nhạc: 6-8 m3/khán giả. Độ dốc sàn phòng khán giả phải đảm bảo để tia nhìn của khán giả ngồi hàng ghế sau không bị đầu khán giả ngồi hàng ghế trước che khuất. Yêu cầu nâng độ cao tia nhìn tại mỗi hàng ghế từ 12 cm đến 15 cm.

Tiêu chuẩn diện tích cho các bộ phận thuộc phần khán giả được lấy theo bảng sau:

Tiêu chuẩn diện tích đối với phần khán giả

Do quy mô phần khán giả ở hội trường sân khấu nhà hát tương đối lớn nên bạn cần phải bố trí ghế sao cho tất cả khán giả đều có thể theo dõi các tiết mục trình diễn âm nhạc dễ dàng. Các kiểu bố trí được sử dụng nhiều là:

  • Bố trí kiểu khép kín: Các hàng, dãy ghế được sắp xếp thẳng hàng, hàng ghế sau cao hơn hàng ghế trước giúp người ngồi sau vẫn có thể dễ dàng quan sát những diễn biến trên sân khấu. 
  • Bố trí kiểu hình cánh quạt: Các hàng ghế được xếp thành hình vòng cung, mở rộng tối đa khoảng 130 độ, hàng ghế sau dài và xếp cao hơn hàng ghế trước. Ưu điểm của cách bố trí này là biến sân khấu thành trung tâm, thuận tiện cho việc quan sát theo dõi của khán giả. Tuy nhiên nhược điểm của kiểu bố trí này là chi phí thiết kế tương đối cao, mặt khác không tận dụng được tối đa diện tích, do những hàng ghế đầu có số lượng ghế ít, tạo khoảng trống.
  • Bố trí kiểu đấu trường ¾: Các hàng ghế được xếp theo hình vòng cung. Hàng ghế sau dài và cao hơn hàng ghế trước. Các hàng ghế rộng từ 180 độ đến 270 độ. Ưu điểm của kiểu bố trí này đó chính là mang tính thẩm mỹ cao, có khả năng cải thiện khả năng nghe và tiếp xúc trực quan giữa khán giả và người biểu diễn.

Tuy nhiên nhược điểm của kiểu hội trường này là không thuận tiện cho việc di chuyển, đặc biệt là ở những hàng ghế sau.

Lưu ý: Hầu hết các hàng ghế trong hội trường nhà hát thường tương đối dài, tập trung để mọi người hạn chế việc di chuyển nhiều, ảnh hưởng đến việc theo dõi và quan sát của mọi người xung quanh.

5. Tiêu chuẩn âm thanh, ánh sáng hội trường nhà hát

Về âm thanh

Không được có những khuyết tật về âm thanh như hội tụ âm, tiếng dội. Không được có hai âm thanh phản xạ tiếp theo nhau đến tai người nghe ở bất kỳ điểm nào trong phòng khán giả với độ chênh lệch 0,05 giây. 

Phải đảm bảo thời gian âm vang thực tế của phòng không chênh lệch quá 10% so với thời gian âm vang tốt nhất.

Đối với nhà hát – phòng khán giả dùng âm thanh tự nhiên, không qua điện thanh, yêu cầu nền ồn không quá 30 dbA (tương đương NR-20). Đối với nhà hát – phòng khán giả dùng điện thanh, yêu cầu nền ồn không quá 35 dbA (tương đương NR-30).

Việc tiêu âm cho nhà hát cực kỳ quan trọng, bởi nếu không được tiêu âm, âm thanh dội lại gây khó chịu cho người ngồi. Một số vật liệu tiêu âm thường được sử dụng là: mút xốp, thạch cao, cao su non, bông thủy tinh, bông khoáng,… Những loại vật liệu này thường được đặt bên trong lõi vách để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như tiêu âm hiệu quả.

Ngoài ra, hiện nay, người ta còn sử dụng các tấm gỗ công nghiệp có đục lỗ hoặc xẻ rãnh để tiêu âm. Một số khác lại dùng các tấm tiêu âm nỉ được sản xuất từ nguyên liệu Polyester sợi nguyên chất, có tính hấp thụ âm trung tần và cao tần tốt.

Về ánh sáng

Đối với các không gian bên trong công trình, ngoài phòng khán giả, độ rọi yêu cầu không dưới 50 lux. Đối với không gian bên trong phòng khán giả, trước khi mở màn và trong giờ giải lao, độ rọi không dưới 100 lux.

Phải thiết kế chiếu sáng để phân tán người ở phòng khán giả. Trị số độ rọi nhỏ nhất trên mặt nền (hoặc sàn) các lối đi bậc thang v.v… không được nhỏ hơn 1 lux ở trong nhà và 2 lux ở ngoài nhà.

Khi thiết kế chiếu sáng nhân tạo yêu cầu về độ rọi cho các không gian phòng khán giả:

Thiết kế chiếu sáng nhân tạo trong nhà hát

Chiếu sáng và làm tối phòng khán giả phải dần dần, bảo đảm không làm lóa mắt khán giả. Thiết bị điều khiển chiếu sáng cần đặt tập trung trong phòng bảng điện.

Ánh sáng phần sân khấu cho nhà hát cần trang bị chu đáo và hiện đại hơn so với hệ thống ánh sáng ở các hội trường thông thường để đảm bảo các tiết mục biểu diễn tạo được những hiệu ứng đẹp, mãn nhãn.

Những tiêu chuẩn thiết kế hội trường nhà hát đã được chia sẻ qua bài viết. Việc tìm được đơn vị thi công, thiết kế chuyên nghiệp sẽ quyết định đến chất lượng về mặt thẩm mỹ cũng như âm thanh của không gian. 

Trường hợp bạn đang cần tìm đơn vị mang đến giải pháp tốt nhất trong việc thiết kế không gian hội trường thì có thể liên hệ tới Đức Khang – công ty có trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế hội trường. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Nội thất Đức Khang

Trụ sở chính: Số 46, Đường Linh Đàm, Khu đô thị Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.  

Hotline: 0915 256 266 – 096 727 6668 – 0981 503 868

Gmail: noithatduckhang@gmail.com

Vui lòng đánh giá nội dung
Bài mới cập nhật
Kích thước bàn họp 6 người ngồi đúng chuẩn cho văn phòng

Bàn họp dành cho 6 người đáp ứng nhu cầu văn phòng nhỏ hẹp. Về...

Cách chọn bàn họp văn phòng cho 14-16 người tham dự

Với nhu cầu chọn bàn họp 14 người hoặc bàn họp 16 người ngồi bạn...

Hướng giường ngủ nam/nữ tuổi Bính Thìn 1976 hợp phong thủy 

Hướng giường ngủ nam tuổi Bính Thìn 1976: Tây – Sinh Khí; Đông Bắc –...

Trả lời