4 cách để thiết lập chiếc bàn làm việc của bạn

4 cach de thiet lap chiec ban lam viec cua ban

Có 4 cấu trúc khác nhau để định hình một chiếc bàn: kiểu hình hộp chữ nhật, kiểu song song, hình chữ L và hình chữ U. Kích thước căn phòng và các yếu tố khác có thể sẽ không phù hợp với cả 4 lựa chọn trên, nhưng hiểu biết về những cách thiết lập này sẽ giúp bạn tận dụng không gian của mình một cách tối ưu.

Các bài viết cùng chủ đề:

Bàn làm việc hình hộp chữ nhật

Đây là kiểu bàn phổ biến nhất, nó đơn thuần chỉ là một khối hình hộp chữ nhật không có các bộ phận khác. Dưới đây là hình ảnh minh hoạ:

Bàn làm việc hình hộp chữ nhật

Cấu trúc hình hộp chữ nhật không có quá nhiều không gian làm việc nhưng rất phù hợp với không gian nhỏ hay người thích phong cách tối giản.

Kiểu bàn làm việc này là một lựa chọn tốt. Nhưng tôi đã từng lầm khi nghĩ đây là lựa chọn duy nhất. Vì vậy tôi đã từng sử dụng loại này trong một thời gian rất dài mặc dù thấy nó hơi chật. Lý do rất đơn giản, đó là bất kì khi nào tôi muốn chọn mua một chiếc bàn, đây là loại mà tôi tự động nghĩ tới. Nhưng rất may khi cuối cùng tôi đã nhận ra có nhiều lựa chọn hơn dành cho những người muốn có nhiều không gian làm việc hơn. Tham khảo thêm các mẫu bàn làm việc hình chữ nhật phổ biến tại https://noithatduckhang.com/ban-lam-viec.html.

Bàn làm việc cấu trúc song song

Với cách thiết lập này, bạn thêm một vật có hình hộp chữ nhật phía sau bàn của bạn để có thêm không gian làm việc, đây là một ví dụ:

Bàn làm việc cấu trúc song song

Bàn làm việc hình chữ L

Cấu trúc hình chữ L là gắn thêm một bàn nữa, nhưng là bên hông chứ không phải đằng sau. Đây là một bàn làm việc hình chữ L điển hình:

Bàn làm việc hình chữ L

Bạn có thể tạo cấu trúc này bằng cách ghép 2 bàn hình chữ nhật lại hay một cái bàn với một cái giá sách hoặc với một kiểu kệ dạng búp-phê. Bạn cũng có thể mua một cái bàn hình chữ L ở IKEA hoặc một cửa hàng nào đó. Tôi thích ý tưởng thứ thứ hai hơn vì khi đó bạn chỉ phải mua một cái bàn thôi. Có nhiều buồng làm việc trang bị bàn làm việc hình chữ L. Ít ra buồng làm việc cũng có được một ưu điểm này.

Bàn làm việc hình chữ U

Cấu trúc hình chữ U thực ra ra là cấu trúc hình chữ L được thêm một phần nữa vào cạnh bên còn lại. Bạn cũng có thể tạo ra một cấu trúc chữ U bằng cách ghép cái vật đơn lẻ và với nhau hoặc đi mua hẳn một cái loại này.

Trong các kiểu dáng bàn trên, tôi nhận ra rằng bàn làm việc chữ L mang lại tiến độ công việc tốt nhất, tôi sẽ nói về vấn đề này trong bài viết về cách sử dụng bàn làm việc của bạn như thế nào.  Cấu trúc hình chữ U có tất cả những tính năng của bàn chữ L và thêm một số lợi thế.

Bàn làm việc hình chữ U

Ngoài ra, bạn vẫn có thể thực hiện cùng một quy trình làm việc như ở các cấu trúc hình chữ nhật và song song, nhưng bạn phải có một số cải cách. Tôi cũng sẽ đề cập đến vấn đề này trong bài viết về cách sử dụng máy tính để bàn của bạn.

Lồng ghép thêm các ngăn kéo

Cho dù cấu trúc bàn làm việc của bạn là loại nào, thì luôn cần có 2 phần: mặt bàn làm việc và ngăn kéo. Có rất nhiều bàn làm việc có sẵn ngăn kéo bên trong. Tuy nhiên tôi không cho rằng đây là một thuận lợi, vì có vẻ là đa số bàn làm việc được tạo ra cho mục đích sử dụng hiệu quả. Vì vậy bạn sẽ bị hạn chế bởi các ngăn kéo sai loại hay không được đặt ở vị trí tối ưu nhất.

Vì vậy, tôi luôn khuyên nên có một chiếc bàn mà không có sẵn ngăn kéo và sau đó mua một hoặc hai ngăn kéo riêng biệt để đặt dưới bàn làm việc. Điều này mang lại bạn sự linh hoạt, đặc biệt khi bạn muốn thay đổi vị trí để ngăn kéo.

Tôi khuyên bạn nên mua một bộ ba ngăn kéo: Hai ngăn kéo thườn ở trên và một ngăn kéo tệp tài liệu bên dưới.

Có nhiều phiên bản về cái này, ví dụ, các ngăn kéo ở nhà tôi hơi khác lạ. Chỉ có một ngăn kéo thường ở trên cùng, một ngăn kéo tệp chứa 2 ngăn kéo thường bên trong, và một khoảng trống bên dưới để chứa các tệp tài liệu.

Điều này khiến tôi phải mở 2 lần ngăn kéo khi muốn dùng một trong những ngăn kéo thường bên dưới (ngăn kéo tệp tin lớn và ngăn kéo thường nhỏ bên trong), nhưng mặt tốt là tôi có 3 ngăn kéo thường với một ngăn file.

Tôi sẽ nói thêm về cách sử dụng các ngăn kéo trong bài viết sắp tới. Tuy nhiên hướng dẫn chung là nếu bạn chỉ có một ngăn kéo, nên đặt nó ở phía ưa thích dưới bàn làm việc. Vì vậy, nếu cấu trúc bàn là hình hộp chữ nhật hoặc song song và bạn thuận tay phải, nó sẽ nằm bên phải của bàn làm việc. Với cấu trúc chữ L hoặc hình chữ U, một ngăn kéo sẽ ở bên phải, cái thứ 2 sẽ ở bên kia. Dưới đây là ví dụ cho cách sắp đặt 2 ngăn kéo:

Và cuối cùng…

Như đã đề cập trong bài viết đầu tiên, rất khó để bạn tìm được các thiết lập bàn làm việc của bạn trong những cuốn sách hướng dẫn. Và trong một số số thảo luận, nhiều người vẫn phân biệt giữa bàn làm việc và bàn làm việc máy tính.

Còn tôi không phân biệt chúng. Tôi thấy việc đó thực sự buồn cười.

Rất nhiều cuộc thảo luận về vấn đề này đã có từ lâu, có lẽ từ khi việc sử dụng máy tính làm việc cả ngày vẫn còn khá ít. Nhưng nó vẫn tồn tại tới ngày nay dưới một số hình thức, bởi vì nếu bạn truy cập vào website của IKEA hiện tại, họ vẫn có sự phân biệt giữa "bàn làm việc" và "bàn máy tính".

Theo tôi đây là một sự phân biệt không chính xác. Ngày nay không có riêng một khoảng bàn làm việc chỉ làm “việc giấy tờ", và một nơi khác làm “việc máy tính”. Vẫn có một số thứ phải làm trên giấy tờ, nhưng gần như chúng luôn sử dụng đồng thời cùng máy tính. Nếu bạn thử xử lý “giấy tờ” mà không cần máy tính, bạn sẽ nhận ra rằng điều này vô cùng bất tiện. 

Tương tự như vậy, khi sử dụng máy tính, bạn thường sử dụng một số giấy tờ cùng lúc – có thể bởi vì bạn đã in một bài báo để dễ đọc hơn hoặc vì bạn thấy ghi chú lại một vài việc trong sổ tay giấy dễ hơn ghi chép điện tử.

Do đó, tôi có màn hình máy ngay trước mặt, và giải quyết cả các công việc giấy tờ lẫn các công cụ điện tử ngay tại bàn, (đôi khi tạo ra một đống thứ bên trái, bên phải như tôi đã đề cập trước đó và sẽ mô tả sau).

Mọi người đều biết là như vậy. Những trao đổi về thiết lập bàn làm việc cần được cập nhật để phản ánh điều này, và các nhà sản xuất bàn và các cửa hàng cần phải cho điều này vào một cách đầy đủ trong suy nghĩ của họ.

Ngoài ra, có một sự quan sát thú vị ở đây, theo nhận định của tôi là: không phải giấy đã hết thời mặc dù hiện nay nó được sử dụng ít đi. Hiện nay khi chúng ta xử lý công việc trên giấy tờ, thường có một số thiết bị điện tử có thể làm tốt việc đó, cho dù là kiểm tra một trang web hay thêm gì đó và một danh sách việc cần làm. Tuy nhiên sự có mặt của giấy và bút sẽ thuận tiện hơn trong rất nhiều trường hợp bạn cần ghi chú nhanh một công việc, số điện thoại, tên một trang web… 

Vì vậy, đây không phải là sự kết thúc việc sử dụng giấy, mà là ta đã thôi sử dụng nó một cách độc lập. Chiếc bàn được thiết lập hiệu quả nhất phải đáp ứng được các yêu cầu này, và được thiết kế cho việc sử dụng tích hợp quy trình công việc dựa trên giấy tờ và cả trên điện tử.

5/5 - (1 bình chọn)
Bài mới cập nhật
Nội thất Đức Khang – Địa chỉ mua bàn họp TP Hồ Chí Minh chất lượng

Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm địa chỉ mua bàn họp TP Hồ Chí...

Có nên mua bàn họp giá rẻ cho văn phòng?

Khi lựa chọn một chiếc bàn họp cho văn phòng cần dựa vào nhiều yếu...

Cách chọn mua bàn họp thông minh cho công ty, văn phòng

Bạn đang muốn sắm một chiếc bàn họp cho văn phòng công ty mình nhưng...

Trả lời