Bạn có thể tự sửa bàn làm việc văn phòng ngay tại công ty mình hay không? Khi mặt bàn bị xước xát, chân bàn bị bong sơn…. xử lý như thế nào? Cách tháo lắp bàn làm việc “đúng chuẩn”. Với loại bàn chân sắt thì bảo quản thế nào để kéo dài tuổi thọ sản phẩm… Cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Bàn làm việc gỗ công nghiệp là món nội thất có tuổi thọ được đánh giá là khá lâu bền, tuy nhiên cũng có lúc món đồ nội thất này sẽ xảy ra tình trạng hỏng hóc, xước xát… khi bạn mới sử dụng được một thời gian chưa lâu. Vậy làm cách nào để khắc phục và có thể tiếp tục sử dụng được bàn làm việc lâu dài, giúp người tiêu dùng tiết kiệm được chi phí thay bàn mới? Trước tiên cần bảo quản đồ nội thất gỗ đúng cách, sau đó bạn có thể áp dụng những mẹo hay dưới đây khi bàn làm việc văn phòng bị hỏng hóc.
Mặt bàn làm việc bị trầy xước
Bề mặt bàn làm việc bằng gỗ rất dễ bị trầy xước.
Các loại mặt bàn làm việc bằng gỗ hiện nay hầu hết đều làm từ những chất liệu có khả năng chống trầy xước như Melamine, Laminate, Veneer… Tuy nhiên với những va đập mặt rất khó tránh việc mặt bàn vị trầy xước, làm mất đi vẻ đẹp sang trọng của sản phẩm. Vì thế việc sửa bàn làm việc là cần thiết. Xem thêm: Tại sao bàn làm việc gỗ công nghiệp luôn được ưa chuộng?
Cách xử lý: Trường hợp xảy ra trầy xước bề mặt bàn làm việc, bạn có thể tìm kiếm xi đánh giày cùng màu với món đồ gỗ đó và đánh nhẹ lên vết trầy xước.
Đa phần đồ gỗ trong quá trình sử dụng ít xảy ra trầy xước, chủ yếu do quá trình vận chuyển. Để bảo quản tốt khi vận chuyển nên bọc lót kỹ các chi tiết đồ gỗ đã tháo rời bằng giấy báo hay vải mềm. Đối với mặt bàn làm việc có diện tích bề mặt lớn, còn một cách hiệu quả để tránh trầy xước là bạn nên dùng một tấm kính lớn lót trên bề mặt bàn do đó khi cần vệ sinh chỉ cần lau lớp kính là được.
Mặt bàn làm việc có vết ố vàng
Nên dùng khăn mềm lau vết ố vàng trên bàn làm việc.
Khi bàn làm việc bị vết bẩn, bạn đừng vội vàng lau loang rộng khắp bề mặt mà hãy bình tĩnh lấy giấy thấm khô nước bẩn sau đó lau ngay vết bẩn bằng giẻ lau xốp mềm.
Nếu những vết bẩn đã khô và làm cho đồ nội thất bị hoen ố, bạn có thể xóa vết ố trên gỗ bằng cách tạo một hỗn hợp tro thuốc lá và dầu ăn. Sau đó cọ xát vết ố bằng một tờ giấy nhám với hỗn hợp đó.
Ngoài bàn làm việc, những mẫu vách ngăn văn phòng gỗ cũng có khả năng bị trầy xước, vậy nên trong quá trình sử dụng, hãy tự trang bị cho mình những kiến thức căn bản để tự mình sửa chữa khi cần thiết.
Tham khảo bài viết: Bàn làm việc bằng gỗ gì tốt nhất hiện nay?
Lớp sơn phủ bên ngoài bị bong
Mặt bàn làm việc thường được sơn một lớp sơn PU để bảo vệ. Một số chi tiết của bàn làm việc như khung chân bàn, bên cạnh chất liệu gỗ thì inox, nhôm, cr+… là những chất liệu đang ngày càng trở nên phổ biến, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng bởi hình thức sáng bóng của vật liệu, trông rất sạch sẽ. Các chi tiết này cũng thường được phủ một lớp sơn bên ngoài. Bạn có thể tham khảo cách tự sơn PU ở bài viết Cách tự sơn PU cho đồ nội thất gỗ.
Tuy nhiên có những trường hợp lớp sơn phủ bên ngoài bị bong ra. Khi ấy việc bạn cần làm là làm sạch sau đó phủ lên sản phẩm một lớp sơn chuyên dụng.
Chân bàn kim loại bị hoen gỉ
Nên thường xuyên vệ sinh chân bàn kim loại để tránh bị hoen gỉ.
– Hãy dùng bông gòn chấm vào nước cốt chanh tươi, chà lên vết ố xoa đều lên cả vật dụng. Bạn để yên độ từ 5 đến 10 phút rồi dùng vải sạch đánh bóng lại.
– Lấy nửa củ khoai tây cắt theo chiều dọc, dùng nhựa của chúng chà mạnh lên chỗ bị ố đen, dùng vải mềm đánh bóng lại.
Một điều đáng lưu ý khi sửa bàn làm việc văn phòng là bạn nên bảo trì khung chân bàn kim loại 3 tháng một lần, lau sạch bằng khăn vải khô hoặc khăn ẩm, đánh bóng khung kim loại bằng mỡ bò, sau đó làm sạch bằng vải mềm để chống gỉ sét. Với bề mặt gỗ người ta có thể sử dụng những chất liệu khác nhau, bạn nên tham khảo bài viết tổng hợp vệ sinh gỗ để có thể sử dụng tối đa công suất của sản phẩm.
Cách tháo lắp bàn làm việc đúng cách
Khi bạn cần vận chuyển bàn làm việc đến một nơi khác, hoặc khi cần tháo bàn làm việc ra để sửa chữa, cần lưu ý những điều quan trọng sau:
Bước 1: Dụng cụ cần chuẩn bị
Đối với bàn làm việc bằng gỗ công nghiệp bạn chỉ cần:
– Một chiếc tô vít hai đầu (Một đầu hai cạnh và một đầu 4 cạnh).
– Một chiếc búa (Nếu có búa cao su hoặc búa nhựa thì tốt).
– Vài chiếc ke góc và vít bắt gỗ.
Bước 2: Úp ngược bàn
Nếu bạn là người không chuyên nghiệp tốt nhất hãy tìm một vị trí hợp lý rồi lật ngược chiếc bàn lên theo kiểu mặt bàn úp xuống đất và chân bàn thì chổng lên trời.
Bước 3: Tháo
Hãy để ý ở 4 góc chân bàn có các con chốt (Cam), ở mỗi con cam đều có mũi tên. Bạn hãy dùng tô vít vặn ngược chiều kim đồng hồ để chiều mũi lên vuông góc với mặt bàn. Tiếp đó bạn rút chân bàn lên, Bạn cần tháo từng chân bàn ra một, sau đó tháo tấm đỡ ngang của bàn và chân bàn còn lại theo đúng kỹ thuật trên. Một số bàn gỗ công nghiệp không dùng hệ thống chốt cam mà dùng ke góc và vít, bạn cũng làm tương tự, tháo từng con vít tại các góc, các cạnh bàn ra theo từng phần là được.
Khi đã sửa xong hoặc đưa bàn làm việc đến nơi cần đưa an toàn, việc lắp đặt cũng khá đơn giản, hãy làm ngược lại với quy trình tháo bằng việc đặt mặt bàn xuống đất, úp mặt bàn xuống và vặn chốt vào các vị trí, lắp một bên chân bàn vào chốt, khóa cam lại. Việc cuối cùng là chỉ cần lật ngửa chiếc bàn lên và kê vào vị trí đã định là xong.
ĐỪNG BỎ LỠ CÁC MẪU BÀN LÀM VIỆC ĐẸP, GIÁ RẺ TẠI NỘI THẤT ĐỨC KHANG
Xem thêm:
- Cách vệ sinh và bảo quản bàn làm việc gỗ công nghiệp
- Những sai lầm khi sử dụng và bảo quản bàn làm việc gỗ
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Cây chuỗi ngọc hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?
Cây chuỗi ngọc là một giống cây hàng rào phổ biến, nhưng không phải ai...
Bề mặt gỗ Laminate là gì? Cấu tạo và ứng dụng?
Các công trình nội thất hiện đại, sang trọng hiện nay đều rất chuộng sử...
Gỗ veneer là gì? Phân loại? Ưu nhược điểm của gỗ veneer
Gỗ veneer thực chất là gỗ tự nhiên được lạng mỏng, được dùng để dán...