Sử dụng và bảo quản bàn làm việc gỗ không đúng cách khiến bàn làm việc chẳng mấy chốc đã xuống cấp và giảm độ bền. Đức Khang mách bạn bí quyết tăng tuổi thọ cho bàn làm việc bằng cách tránh những lỗi thường gặp dưới đây.
Để bàn làm việc tiếp xúc lâu với nước
Thực ra, các loại gỗ chế tạo nên bàn làm việc đã qua công nghệ xử lý kỹ càng có thể chống thấm, chống ẩm, ít bị ảnh hưởng khi gặp nước. Tuy nhiên, nếu chúng ta để tình trạng dính nước, tiếp xúc hơi ẩm thường xuyên thì sẽ nhanh làm giảm chất lượng của sản phẩm.
Tốt nhất, để bảo quản bàn làm việc văn phòng hay bàn làm việc tại nhà đúng cách thì chúng ta nên hạn chế cho bàn ghế tiếp xúc trực tiếp với nước, trong thời gian dài, tránh để nơi có môi trường ẩm thấp. Khi vệ sinh bàn nên dùng khăn ẩm đã vắt kỹ nước, không sử dụng khăn bông có độ thấm nước cao.
Dùng bàn làm việc chất lượng kém
Đối với những nơi ở thường xuyên ngập nước, ẩm thấp không nên dùng bàn làm bằng loại gỗ rẻ tiền, chất lượng kém vì chúng dễ bị mối mọt, thấm nước… Nên dùng sản phẩm gỗ công nghiệp cao cấp là MDF và MFC chống ẩm, chịu nước. Trong cả điều kiện thời tiết hay nồm ẩm như nước ta, đồ gỗ công nghiệp MDF và MFC có thể sử dụng tới 15 năm nếu bạn bảo quản đúng cách.
Nếu bàn của bạn bị hỏng, mời tham khảo: Cách tự sửa bàn làm việc văn phòng bị hỏng ngay tại công ty.
Để bàn làm việc trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời
Kê bàn làm việc nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên như cạnh cửa sổ, ban công cần tránh để ánh nắng chiếu rọi trực tiếp lên bàn. Nguyên nhân là bởi bên trong chất liệu gỗ của đồ nội thất như bàn làm việc luôn có một mức độ ẩm nhất định. Khi đặt dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp sẽ làm bay mất hơi ẩm này và có thể làm bàn dễ bị hư hỏng, màu sắc cũng có thể bị phai mờ. Ngoài ra, bạn cũng không nên đặt bàn gỗ ở gần lò sưởi hoặc nơi có nhiệt độ cao.
Để bàn làm việc chịu va đập mạnh thường xuyên
Các loại bàn làm việc bằng gỗ tự nhiên có giá thành cao, chất liệu gỗ sang trọng tuy nhiên nếu bị va đập mạnh cũng có thể bị cong vênh, nứt, toác. Còn đối với bàn làm việc gỗ công nghiệp có thể bền hơn khi chịu lực va đập mạnh, ít cong vênh, nứt, toác hơn. Nhưng nếu bạn muốn bàn làm việc của mình luôn bền đẹp với thời gian thì nên hạn chế sự tác động, va đập mạnh. Không ai thích thú khi phải làm việc với một chiếc bàn loang lổ vết trầy xước.
Lười vệ sinh bàn làm việc
Để bàn làm việc bám bẩn lâu ngày với các vết cafe, vết mực, bụi bẩn làm mất đi độ sáng bóng ban đầu của sản phẩm, cũng vô tình làm giảm hứng thú làm việc. Vì thế, bạn cũng nên thường xuyên lau chùi, dọn dẹp và vệ sinh bàn làm việc để lúc nào nơi đặt máy tính, giấy tờ cũng được sạch sẽ, sáng bóng.
Với những vết bẩn khó tẩy chúng ta cần có những mẹo nhỏ khác để đánh bay nó chứ không thể đơn giản dùng khăn lau như với bụi bẩn thông thường. Với những vết mực in, cafe, rượu hay nước trái cây để dính phải khi làm việc hay trong lúc sinh hoạt thì bạn chỉ cần lấy một ít giấm rồi nhúng khăn vào đó và lau lên vết bẩn. Lưu ý nhỏ là chúng ta cần vắt khăn trước khi lau và lau ngay sau khi vừa bị dính bẩn thì càng dễ làm sạch vết bẩn. Còn với những vết chì màu thì chúng ta chỉ cần lấy một ít kem đánh răng và dùng miếng vải khô lau sạch. Để có những lựa chọn bảo quản đồ gỗ tốt nhất hãy tham khảo bài viết Mẹo hay bảo quản đồ nội thất gỗ
Ngoài ra chúng ta có thể dùng máy hút bụi mini chuyên dùng trong vệ sinh nội thất để hút những bụi bẩn, trả lại một văn phòng với nội thất sạch sẽ.
Ngoài những lưu ý khi sử dụng và bảo quản bàn làm việc trên đây, chúng tôi cũng đã giới thiệu tới bạn đọc hướng dẫn vệ sinh giường gỗ đúng cách và cách bảo quản cửa gỗ ngoài trời. Hy vọng với những phương pháp này sẽ giúp các bạn hài lòng hơn khi sử dụng đồ nội thất bằng gỗ của Đức Khang.
ĐỪNG BỎ LỠ các mẫu bàn làm việc văn phòng giá rẻ, hiện đại Nội thất Đức Khang nhé.
Bài cùng chủ đề:
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Tủ tài liệu cánh lùa là gì? Mẫu tủ cánh lùa DKF đẹp 2022
Tủ tài liệu cánh lùa có thiết kế cánh tủ hiện đại giúp tiết kiệm...
Bề mặt gỗ Laminate là gì? Cấu tạo và ứng dụng?
Các công trình nội thất hiện đại, sang trọng hiện nay đều rất chuộng sử...
Nhôm đúc là gì? Đặc tính và ứng dụng của nhôm đúc?
Nhôm đúc là một loại chất liệu rắn chắc với khả năng chịu lực và...