Hướng dẫn sửa bàn ghế học sinh cũ nhanh chóng và tiết kiệm

f028aa9496fa3ddc3ff41813ed2863c7

Không có lý do gì chúng ta lại bỏ đi một chiếc bàn hay một chiếc ghế chỉ hỏng hóc có một vài chỗ quá nhỏ. Vậy cách sữa bàn ghế học sinh như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo những gợi ý thú vị qua bài viết:

Vì sao nên sửa những chiếc bàn ghế học sinh cũ?

Chỉ với một vài thao tác cực đơn giản, bạn vẫn có thể biến những bộ bàn học cũ trở nên mới hơn, hỏng hóc trở nên nguyên vẹn mà không lo tốn kém về kinh phí. Đặc biệt đối với những gia đình khó khăn hoặc những trường học còn hạn chế về mức đầu tư thì việc khắc phục những hỏng hóc này là rất quan trọng. Kéo dài tuổi đời của những bộ bàn ghế học sinh cũng là cách bạn bảo vệ mội trường và thể hiện sự thông minh trong việc sử dụng đồ đạc thiết yếu này.

Bàn ghế học sinh có thể gặp những sự cố hỏng hóc gì?

bo ban hoc sinh bhs29c 3

Trước khi nghĩ tới việc sửa thế nào, bạn hãy nghĩ tới việc bàn ghế bị hỏng ở đâu? Nguyên nhân hỏng là gì? Tìm hiểu kỹ về các sự cố hỏng hóc này sẽ giúp cho việc khắc phục nhanh chóng và hiệu quả hơn. Thông thường, bàn ghế học sinh được thiết kế theo kiểu bàn rời ghế hoặc bàn liền ghế nhờ khung nối chắc chắn.

Sau một thời gian sử dụng, bàn ghế học sinh có thể mắc phải các lỗi như: chất liệu không còn bền vững- bề mặt bàn, ghế bị bong tróc; khung chân không còn chắc chắn, kém an toàn khi sử dụng hay đôi khi là những bộ phận ốc vít bị hỏng khiến cho việc sử dụng các tính năng của bàn ghế bị giảm bớt. 

Sửa sao cho hiệu quả?

Dưới đây là một số cách “trị bệnh” nhanh nhất cho những căn bệnh bạn sẽ gặp với bàn ghế học sinh:

Mặt bàn, ghế bị hỏng: 

Bề mặt bàn viết hoặc bề mặt của ghế ngồi chủ yếu được làm từ chất liệu gỗ công nghiệp. Mặc dù đây là chất liệu tốt nhưng thời gian lâu sử dụng vẫn khó tránh được mối mọt, bong tróc- nếu thường xuyên dùng bút thước tác động mạnh tới bề mặt như cậy, rùi…

Mặt bàn hoặc mặt ghế cũng có thể bị gãy do va đập mạnh hoặc chịu lực lớn do những đứa trẻ “tinh nghịch” đem lại. Nếu sự cố này xảy ra, bạn chỉ cần thay thế mặt bàn, mặt ghế bằng tấm gỗ khác chắc chắn hơn.

Nên nhớ căn cứ vào kích thước mặt bàn cũ để có sự thay thế cho phù hợp. Chỉ cần vít lại mặt bàn bạn sẽ lại có những chiếc bàn ghế học sinh chắc như mới. Cách khác đơn giản hơn nếu mặt bàn mới chỉ “xuống cấp về nhan sắc”- tức là chỉ có những vết bong nhẹ, bạn có thể dùng giấy dán hoặc decal để làm mới mặt bàn. Đây cũng là cách đổi mới để đem lại hứng khởi học tập cho con yêu đấy nhé.

Chân, khung, tựa bị yếu:

Chất liệu để làm chân khung và tựa chủ yếu bằng gỗ hoặc sắt sơn tĩnh điện. Thời gian có thể làm cho những bộ phận này bị yếu và gãy, hỏng. Bộ phận này thì đơn giản hơn rất nhiều, bạn có thể chọn việc mua mới bộ khung bên dưới rồi vít lại mặt bàn. Có rất nhiều nơi bán bộ phận của bàn ghế học sinh, chỉ cần nhớ mã, kiểu dáng hay kích thước.

Cách khác là bạn có thể tự mình thiết kế lại những chiếc chân bằng gỗ, và đóng chặt chúng bằng đinh. Nếu kích thước chiều cao của bàn ghế không còn phù hợp với chiều cao của các cháu, bạn hoàn toàn có thể chọn những bộ chân cao hơn một chút để đảm bảo tiêu chuẩn kích thước khi ngồi. Ngoài ra, cũng đừng quên thay thể những chiếc đinh, vít đã hoen rỉ để đảm bảo bộ bàn ghế học sinh được chắn chắn và an toàn hơn nhé!

Cần tăng chỉnh chiều cao, độ chếch bị hỏng:

Với một số dòng bàn ghế học sinh cao cấp của Đức Khang, Hòa Phát, 190 … thường được thiết kế thông minh với cần tăng chỉnh chiều cao cho phù hợp với chiều cao cơ thể từng học sinh. Có những bàn viết khá thông minh với độ chếch bề mặt linh hoạt, tiện lợi khi viết hoặc để sách vở. Khi bộ phận này bị hỏng, nguyên nhân đơn giản đến từ chiếc cần tăng giảm bị gãy hay lò xo bị hỏng. Bạn chỉ cần thay mới lò xo hoặc đổi núm vặn tăng chỉnh, mọi thứ sẽ ngon lành trở lại.

Tham khảo:

Đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm phải không? Không cần kiếm tìm những sản phẩm mới, đẹp, đắt iên, bạn hoàn toàn có thể tận dụng được những chiếc bàn ghế học sinh cũ chỉ cần mộ vài sửa chữa. Chúc bạn thành công.

5/5 - (1 bình chọn)