Trong môi trường doanh nghiệp hiện đại, thiết kế nội thất phòng họp không chỉ đơn thuần là sắp xếp bàn ghế mà còn là yếu tố thể hiện bộ mặt chuyên nghiệp, đẳng cấp và văn hóa doanh nghiệp. Một phòng họp được thiết kế khoa học, sang trọng sẽ góp phần nâng cao hiệu suất làm việc, tạo ấn tượng tốt với đối tác và thể hiện sự đầu tư bài bản của tổ chức. Bước sang năm 2025, xu hướng thiết kế phòng họp đang có nhiều thay đổi, đề cao tính linh hoạt, công nghệ và yếu tố thẩm mỹ tối giản.
Trong bài viết này, Nội thất Đức Khang sẽ chia sẻ những gợi ý thiết kế nội thất phòng họp hiện đại, sang trọng, phù hợp với xu hướng mới nhất giúp doanh nghiệp bạn nâng tầm không gian làm việc một cách hiệu quả và bền vững.
Cách lựa chọn phong cách thiết kế nội thất phòng họp
Việc chọn đúng phong cách là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình thiết kế nội thất phòng họp. Phong cách phù hợp không chỉ tạo cảm giác hài hòa mà còn phản ánh rõ bản sắc và định hướng phát triển của doanh nghiệp.
Phong cách hiện đại – Đơn giản, tinh tế, dễ ứng dụng
Phong cách hiện đại luôn là xu hướng phổ biến nhất trong thiết kế nội thất doanh nghiệp. Với đường nét tối giản, màu sắc trung tính và chất liệu hiện đại như kính, kim loại, gỗ công nghiệp… phong cách này mang lại cảm giác chuyên nghiệp, sạch sẽ và gọn gàng. Ưu điểm của phong cách này là dễ phối hợp với không gian chung của văn phòng, tối ưu diện tích và phù hợp với hầu hết các ngành nghề.
Phong cách tối giản (Minimalism) – Tập trung vào công năng
Minimalism không chỉ là một xu hướng mà còn là một triết lý sống. Trong thiết kế nội thất phòng họp, phong cách này giúp loại bỏ các chi tiết rườm rà, chỉ giữ lại những món đồ thực sự cần thiết để tập trung vào mục tiêu chính của cuộc họp. Đối với phong cách tối giản nên thiết kế bàn họp hình chữ nhật hoặc oval với gam màu trung tính, ghế họp dạng đơn giản, gọn nhẹ nhưng vẫn thoải mái, ánh sáng tự nhiên hoặc đèn LED âm trần dịu nhẹ.
Phong cách tân cổ điển – Sang trọng, đẳng cấp
Nếu bạn muốn thể hiện đẳng cấp và sự chỉn chu với đối tác, phong cách tân cổ điển là lựa chọn lý tưởng. Với các chi tiết thiết kế cầu kỳ như viền chỉ mạ vàng, đèn chùm pha lê, bàn ghế gỗ tự nhiên, phong cách này thường phù hợp với các doanh nghiệp truyền thống, có quy mô lớn hoặc phòng họp lãnh đạo cấp cao. Tuy nhiên, đối với phong cách tân cổ điển thì không gian cần đủ rộng để không bị rối mắt, màu sắc nên chọn tone trầm như be, nâu, xám đậm, kết hợp ánh vàng kim.
Phong cách Eco – Thân thiện, gần gũi thiên nhiên
Xu hướng thiết kế xanh đang ngày càng được doanh nghiệp ưa chuộng, đặc biệt là trong năm 2025 khi yếu tố môi trường được quan tâm mạnh mẽ hơn. Phòng họp theo phong cách Eco sử dụng nhiều cây xanh, vật liệu tự nhiên (tre, mây, gỗ), tạo nên không gian gần gũi, thoải mái, hạn chế căng thẳng. Phong cách này giúp tăng năng lượng tích cực, góp phần cải thiện chất lượng không khí trong phòng họp và thân thiện với môi trường.
Cách lựa chọn nội thất phòng họp
Có quá nhiều thương hiệu với mẫu mã đa dạng, chủng loại phong phú làm bạn cảm thấy bối rối, không biết nên chọn mua sản phẩm nào là tốt nhất. Vậy tại sao bạn đặt ra một danh sách những tiêu chí chọn mua nội thất phòng họp cơ bản giúp bạn định hình được những gì bạn cần mua, dễ dàng chọn lựa nội thất phù hợp với không gian văn phòng công ty mình.
Nội thất trong phòng họp về cơ bản sẽ bao gồm bàn họp và ghế phòng họp:
Bàn phòng họp:
Trước tiên, cần xem xét diện tích phòng họp và số lượng người tham gia để chọn kích thước bàn phù hợp:
- Phòng họp nhỏ (6 – 10m²): Chọn bàn họp dài từ 1.8m – 2.4m, phù hợp cho 4 – 8 người.
- Phòng họp trung bình (10 – 20m²): Bàn họp dài 2.4m – 3.6m, dành cho 6 – 12 người.
- Phòng họp lớn (>20m²): Sử dụng bàn dài 3.6m – 5m hoặc bàn thiết kế theo yêu cầu, phục vụ 12 người trở lên.
Lưu ý: Đảm bảo khoảng cách tối thiểu 80 – 100cm giữa bàn họp và tường hoặc các vật dụng khác để tạo sự thoải mái khi di chuyển.
Ngoài ra khi thiết kế nội thất phòng họp cũng cần chú ý chọn hình dáng bàn họp phù hợp tính chất cuộc họp, diện tích phòng họp
- Bàn họp hình chữ nhật: Thích hợp cho các doanh nghiệp lớn, cần sự nghiêm túc. Tạo sự phân cấp rõ ràng giữa người chủ trì và người tham gia. Thường được sử dụng trong phòng họp lãnh đạo, hội nghị lớn.
- Bàn họp hình oval: Hạn chế các góc nhọn, tạo cảm giác thân thiện hơn, giúp tất cả mọi người có thể nhìn thấy nhau dễ dàng, tăng tương tác. Phù hợp với phòng họp sáng tạo, phòng họp nhân sự.
- Bàn họp hình tròn: Không phân cấp người đứng đầu, tạo sự dân chủ khi thảo luận. Phù hợp với nhóm nhỏ (3 – 6 người) cần sự trao đổi linh hoạt. Tối ưu cho các cuộc họp brainstorming, họp nhóm nội bộ.
Ghế phòng họp:
Ghế phòng họp nên chọn ghế chân quỳ là tốt nhất. Ghế chân quỳ có phần chân ghế làm từ chất liệu thép mạ crom, dáng uốn cong giống như người đang quỳ gối. Ưu điểm của ghế này đó là không dịch chuyển, xoay như ghế xoay, giúp không gian phòng họp luôn nghiêm túc. Khi ngồi ở ghế chân quỳ, xương chậu mọi người sẽ nghiêng về phía trước, cột sống thẳng hàng, cơ lưng sẽ mạnh hơn, giảm áp lực cho đĩa đệm cột sống. Nhờ vậy mọi người sẽ cảm thấy thoải mái, giảm đau mỏi cơ thể khi tham gia các cuộc họp kéo dài vài tiếng đồng hồ.
Chọn kiểu dáng nội thất phòng họp
- Chọn theo xu hướng
Một trong những tiêu chí cơ bản nhất để chọn mua nội thất phòng họp đó là chọn theo kiểu dáng. Để có thể đa dạng sản phẩm, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng, mỗi dòng sản phẩm nội thất phòng họp lại được thiết kế với nhiều kiểu dáng khác nhau. Những kiểu dáng bàn họp phổ biến hiện nay là tổng hợp những kiểu dáng bàn họp đang được sử dụng rộng rãi và được nhiều người ưa chuộng nhất. Tùy theo diện tích phòng, mục đích sử dụng mà bạn chọn lựa kiểu bàn ưng ý đem lại vẻ thanh thoát cho phòng họp mà vẫn đảm bảo phát huy tối đa công năng sử dụng.
- Độc và lạ
Không theo một kiểu thiết kế truyền thống thường thấy trong các không gian phòng họp, một số người lại ưa thích vẻ đẹp độc, lạ. 3 mẫu ghế họp nhập khẩu có kiểu dáng độc lạ là những sản phẩm nổi bật mà các thương hiệu nội thất muốn dành cho những ai thích sự phá cách, không theo lối mòn. Cách điệu trong một số chi tiết nhưng vẫn luôn đặt sự tiện dụng lên hàng đầu, những chiếc ghế phòng họp độc lạ này vẫn luôn được khách hàng hài lòng đón nhận.
- Chọn nội thất phòng họp theo từng mức giá
Mức giá của từng sản phẩm nội thất được định ra từ rất nhiều yếu tố như giá trị thương hiệu, chất liệu, kiểu dáng, công năng sử dụng… Mỗi dòng sản phẩm lại nhắm đến những tập khách hàng riêng. Và không phải lúc nào chất lượng sản phẩm cũng tỉ lệ thuận với chi phí bỏ ra.
Nếu bạn đang tìm kiếm các sản phẩm nội thất giá rẻ nhưng tiện dụng thì những mẫu bàn họp Đức Khang tầm giá dưới 2 triệu sẽ cung cấp những sản phẩm cụ thể với mức giá tương đương để bạn dễ dàng so sánh mà không phải mất công đi tìm hiểu ở bất kỳ đâu cả.
Đối với những không gian phòng họp chỉ yêu cầu chất lượng tối đa cùng vẻ đẹp sang trọng mà không quá quan tâm đến giá cả thì các dòng bàn họp, ghế họp hay phụ kiện trang trí của Fami lại là sự lựa chọn tuyệt vời. Ra đời chưa lâu, nhưng sự đẳng cấp luôn được khẳng định trong từng sản phẩm nội thất của Fami – thương hiệu nội thất cao cấp hàng đầu.
Bài cùng chủ đề:
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Lý do nên lựa chọn ghế chân quỳ cho không gian phòng họp
Trong thiết kế nội thất văn phòng hiện đại, phòng họp là không gian quan...
Tiêu chí quan trọng chọn tủ tài liệu cho văn phòng giám đốc
Việc chọn tủ tài liệu cho văn phòng giám đốc là yếu tố quan trọng...
3 Tiêu chí chọn ghế làm việc cho phòng giám đốc chất lượng
Ghế làm việc cho phòng giám đốc không chỉ là món đồ hỗ trợ công...