Cây Vạn Lộc mang nhiều ý nghĩa may mắn và tài lộc. Trồng cây xanh phong thủy cũng cần chú ý đến nhiều yếu tố như hợp mệnh nào, tuổi nào, ý nghĩa ra sao?
Nguồn gốc và đặc điểm của cây Vạn Lộc
Cây Vạn Lộc còn có tên là cây Thiên Phú, thuộc họ Ráy và có tên khoa học là Aglaonema rotundum pink. Cây có nguồn gốc từ Indonesia, Thái Lan.
Đây là cây dạng thân thảo mọc theo bụi, không phân cành và nhánh và chỉ cao khoảng 20 – 60cm. Lá cây dày mọc từ gốc, bề mặt lá bóng có dạng hình trứng rộng. Đỉnh lá nhọn, mép lá nguyên lượn sóng. Lá mọc đan xen xếp từng tầng tròn quanh thân mang lại cảm giác cân đối và thu hút người nhìn. Vạn Lộc lá đỏ viền xanh, gân nổi rõ, đốm hồng và xanh khắp mặt lá tạo ấn tượng từ cái nhìn đầu tiên. Hoa Vạn Lộc có màu trắng, rễ chùm, các lá mọc đan xen nhiều tầng, pha trộn sắc xanh đỏ mang lại vẻ đẹp cuốn hút.
Tác dụng của cây Vạn Lộc
Trang trí cảnh quan: Cây thường được trồng trong chậu nhỏ hoặc trong chậu chứa nước thủy sinh để trang trí bàn làm việc, của sổ, bàn ăn, phòng khách, cửa sổ,… Ngoài ra Vạn Lộc cũng được trồng trang trí công viên, bồn hoa đường phố, nhà hàng, khách sạn,… Cây có màu sắc lá tươi tắn tự nhiên, mang lại cảm giác mới mẻ, tươi trẻ cho không gian xung quanh.
Giúp thanh lọc không khí: Cây Vạn Lộc có tác dụng hấp thụ chất hữu cơ dễ bay hơi độc hại gây bệnh cho con người. Giảm bớt khói bụi, thanh lọc không khí giúp mang lại không gian sống và làm việc sạch sẽ, trong lành. Việc bài trí nhiều cây xanh sẽ tạo ra khoảng không gian xanh giúp tinh thần thoải mái, làm việc hiệu quả hơn.
Quà tặng ý nghĩa: Cây Vạn Lộc mang ý nghĩa là lời chúc phát tài, vạn sự thường được dùng làm quà tặng cho những dịp như tân gia, thăng chức hay lễ tết,…Tham khảo thêm các sản phẩm làm đẹp, chăm sóc sinh lý phụ nữ tại: https://aspalady.com.vn/
Cây Vạn Lộc hợp mệnh gì?
Cây Vạn Lộc có màu sắc chủ đạo là màu hồng, đỏ. Chính vì thế cây phù hợp với người mệnh Hỏa. Cây đỏ, gặp mệnh là lửa, “lưỡng Hỏa thành viêm”, tạo nên sức nóng mạnh mẽ không ai bì kịp. Tuy nhiên, “lưỡng Hỏa hỏa diệt”, nên người mệnh này khi trồng cây Vạn Lộc cần chú ý chọn chậu màu trắng, xanh dương hoặc đen để khắc chế bớt phần nào. Dĩ nhiên, màu sắc của chậu không được nổi bật và lấn át màu sắc của cây, sẽ dẫn đến đại kỵ.
Ngoài mệnh Hỏa, theo như Ngũ hành tương sinh thì mệnh Thổ cũng khá hợp để trồng cây này. Mệnh Kim và Mộc tuyệt đối kỵ cây Vạn Lộc. Riêng người mệnh Thủy muốn trồng cây thì phải trồng thủy sinh trong chậu thủy tinh, trang trí thêm nhiều đá sỏi trắng.
Cây Vạn Lộc hợp tuổi gì?
Mệnh Hỏa: Mậu tý (1948), Bính thân (1956), Giáp thìn (1964), Ất tỵ (1965), Mậu ngọ (1978), Kỷ mùi (1979, Đinh mão (1987),…
Mệnh Thổ: Mậu Dần (1938 – 1998), Tân Sửu (1961 – 2021), Canh Ngọ (1990 – 1930), Kỷ Mão (1939 – 1999) Mậu Thân (1968 – 2028), Tân Mùi (1991 – 1931), Bính Tuất (1946 – 2006), Kỷ Dậu (1969 – 2029),…
Ý nghĩa cây Vạn lộc
Cây Vạn Lộc có cái tên mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Vạn có nghĩa là nhiều. Lộc nghĩa là tài lộc, tiền tài, may mắn. Người ta, tin rằng Vạn Lộc là cây mang lại tài lộc, may mắn tràn đầy cho chủ sở hữu, gia chủ.
Vạn Lộc có thể sống tốt trong môi trường đất, thủy sinh, cây có sức sống khỏe mạnh. Khi trồng trong môi trường thủy sinh làm nổi bật bộ rễ trắng ngà của cây tôn lên vẻ đẹp tinh tế của cây. Góp phần tăng sức sống cho không gian xung quanh. Điều này cũng mang ý nghĩ tượng trưng cho sự trong sạch, ngay thẳng.
Cách trồng và chăm sóc cây Vạn Lộc
Trồng cây: Cây Vạn Lộc thường được trồng bằng phương pháp tách bụi, bởi đây là cách khá đơn giản, cây lại phát triển tốt, nhanh ra hoa.
Đất trồng: Lựa chọn đất giàu dinh dưỡng phải đảm bảo độ tơi xốp, thoát nước tốt. Có thể trộn thêm phân hữu cơ, xơ dừa,… để tăng thêm độ dinh dưỡng. Nếu trồng thủy sinh, bạn không cần phải chuẩn bị đất mà chỉ cần một chậu thủy tinh có nước, pha thêm chút dung dịch dinh dưỡng cho cây thủy sinh là đủ.
Nước tưới: Tưới nước đều đặn để duy trì độ ẩm cho cây nhưng nhớ là không quá nhiều bởi cây có thể bị úng rễ. Bạn chỉ cần tưới từ 2 – 3 lần mỗi tuần. Đối với cây thủy sinh, 2 tuần bạn nên thay nước và vệ sinh chậu một lần.
Ánh sáng: Cây không cần cung cấp nhiều ánh nắng, nhưng vẫn phải đảm bảo ánh sáng. Nếu trồng trong phòng thì mỗi tuần chỉ cần mang cây ra phơi nắng sớm 1 lần là được.
Phân bón: 3 – 4 tháng bạn nên bón phân cho cây một lần, có thể bón phân NPK, rải đều xung quanh và tưới nước để cây tự hấp thu.
Trên đây là một số thông tin về đặc điểm, ý nghĩa của cây Vạn Lộc trong Phong thủy. Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất về các dịch vụ nội thất khác qua địa chỉ:
Công ty Cổ phần Nội thất Đức Khang
- Xưởng sản xuất: Xứ Ngõ Gỗ, thôn Sinh Liên, xã Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội
- Địa chỉ văn phòng: Số 46, Đường Linh Đàm, Khu đô thị Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.
- Hotline: 0915 256 266 – 0967 276 668 – 0981 503 868
- Email: noithatduckhang@gmail.com
Tham khảo thêm các loại cây phong thủy:
- Cây Cây Hồng Phát Tài hợp mệnh gì, tuổi gì? Ý nghĩa phong thủy
- Cây Bạch Mã Hoàng Tử hợp mệnh gì, tuổi gì? Ý nghĩa phong thủy
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Tủ tài liệu cánh lùa là gì? Mẫu tủ cánh lùa DKF đẹp 2022
Tủ tài liệu cánh lùa có thiết kế cánh tủ hiện đại giúp tiết kiệm...
Bề mặt gỗ Laminate là gì? Cấu tạo và ứng dụng?
Các công trình nội thất hiện đại, sang trọng hiện nay đều rất chuộng sử...
Nhôm đúc là gì? Đặc tính và ứng dụng của nhôm đúc?
Nhôm đúc là một loại chất liệu rắn chắc với khả năng chịu lực và...