Loại tủ gỗ công nghiệp MFC, MDF với bề mặt Melamine, Laminate hay Veneer sẽ là loại tủ chất lượng tốt và độ bền cao nhất trên thị trường hiện nay?
Cùng Nội thất Đức Khang đánh giá về một số loại tủ gỗ công nghiệp đang được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay.
Tủ gỗ bề mặt dán Veneer
Tủ gỗ Veneer là dòng sản phẩm cao cấp của nội thất Hòa Phát dành riêng cho vị trí giám đốc. Cấu tạo của loại gỗ này gồm 2 phần chính: cốt gỗ công nghiệp + bề mặt Veneer. Giá bán của dòng tủ giám đốc này vào khoảng 3 triệu – 18 triệu đồng cho mỗi sản phẩm. Có thể là những tủ đơn hoặc bộ tủ đi kèm với bàn giám đốc với kiểu dáng thiết kế cầu kỳ, nhiều chi tiết trang trí đẹp mắt và kích thước rộng lớn. Tuy giá bán khá cao nhưng dòng sản phẩm này vẫn được khách hàng đánh giá là tương xứng với những gì sản phẩm đem đến cho người dùng.
Tủ tài liệu Hòa Phát DC 2200H2
Veneer là gỗ tự nhiên sau khi khai thác, được cắt (bóc ly tâm) thành những lát dầy từ 0.3mm > 0.6mm. Rộng tuỳ theo loại gỗ trung bình khoản 180mm, dài khoảng 240mm, được gọi là Veneer được phơi và sấy khô. Cốt gỗ dùng cho Veneer thường là MDF hoặc Finger. Tìm hiểu thêm về Các loại cốt gỗ trong sản xuất công nghiệp.
Ưu điểm của loại bề mặt này là dễ thi công, chi phí thấp so với gỗ tự nhiên và có thể tạo những đường cong theo như ý của nhà sản xuất. Do đó loại tủ gỗ Veneer có những đường nét vô cùng mềm mại, sang trọng và đẳng cấp. Bài trí loại tủ này trong văn phòng tạo được sự ấm cúng và thân thiện, khi kết hợp với bàn làm việc, ghế làm việc sẽ tạo nên không gian hài hòa. Thêm vào đó, tủ gỗ Veneer rất đa dạng về màu sắc và các vân gỗ, họa tiết bề mặt có thể được làm nhìn giống hệt như gỗ hay chất liệu khác. Mời bàn tham khảo các mẫu tủ dành cho lãnh đạo tại danh mục: Tủ giám đốc.
Tủ gỗ công nghiệp phủ Laminate
Trong các loại chất liệu làm tủ tài liệu hiện nay, chất liệu Laminate có độ bền và khả năng chịu đựng sức nặng tốt nhất, thậm chí còn hơn cả gỗ tự nhiên. Ngoài cốt gỗ MFC chống ẩm và trầy xước, bề mặt Laminate của gỗ Laminate còn được sản xuẩt theo công nghệ HPL (High Pressure Laminate), bao gồm 3 lớp đế và 2 lớp bề mặt. Mỗi tấm Laminate có kích thước tiêu chuẩn thông thường là 1.220 x 2.440 mm bề dày 0,8 mm. Với tiêu chuẩn kỹ thuật và cơ chế sản xuất như vậy, tấm Laminate có nhiều đặc tính ưu việt mà không phải vật liệu nào cũng có được: Tính chịu lực cao, không thấm nước, màu sắc đồng đều và phong phú, mang lại cho không gian văn phòng vẻ đẹp hiện đại và tinh tế.
Tủ gỗ công nghiệp MFC phủ bề mặt Laminate là dòng sản phẩm nổi bật của thương hiệu nội thất Fami với dòng tủ VIP dành riêng cho các vị trí giám đốc, dòng tủ Classic dành cho trưởng phòng. Tủ giám đốc VIP của nội thất Fami được khách hàng vô cùng yêu thích bởi màu sắc sang trọng và tinh tế (màu vân gỗ trầm WT đặc trưng của Fami), kiểu dáng lịch lãm, giá bán của các sản phẩm này ở vào khoảng 3 triệu – 15 triệu đồng. Dòng tủ Classic có kích thước nhỏ hơn, với các màu MB, PO và DC, giá bán ở vào khoảng 1 – 6 triệu đồng, phù hợp với khả năng kinh tế của nhiều đối tượng khách hàng. Ngoài ra, thêm một lựa chọn cho khách hàng ở chất liệu này là dòng tủ gỗ Newtrend của nội thất Hòa Phát với giá bán khá phải chăng. Mời bạn tham khảo các sản phẩm tủ tại danh mục: Tủ tài liệu văn phòng.
Tủ giám đốc Vip Fami TGD2645T
Tủ cao Fami Classic SM8140H-DC.
Tủ gỗ bề mặt phủ Melamine
MFC là loại gỗ công nghiệp được tạo thành từ các cành cây, nhánh cây hoặc thân cây gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo, cao su…), có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại. Sau đó được đưa vào máy nghiền nát thành dăm và trộn với keo đặc chủng để ép ra thành các tấm ván với các độ dày khác nhau như 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly, cốt gỗ ván dăm có nhiều loại như cốt trắng, cốt xanh chịu ẩm, cốt đen… Cuối cùng người ta dán lên bề mặt một lớp nhựa tổng hợp, có độ dày rất mỏng ước chừng 0.4 – 1 zem (1zem= 0,1mm) – được gọi là bề mặt Melamine.
Tủ tài liệu gỗ HÒA PHÁT HR950-3B
Tủ gỗ TG4G-2 của nội thất 190
Tủ gỗ MFC là dòng sản phẩm bình dân nhất trên thị trường hiện nay và là chất liệu phổ biến của hầu hết các thương hiệu nội thất. Có thể kể đến các dòng tủ Eco, Evo của nội thất Fami, tủ gỗ của nội thất Hòa Phát, nội thất 190… Ưu điểm của loại tủ tài liệu này là có nhiều màu sắc, màu sắc trong gỗ MFC rất tươi, đều màu, sáng màu. Hiện tại MFC có khoảng hơn 100 mẫu màu khác nhau. Ưu điểm tiếp theo là khả năng chống cong vênh, mối mọt giúp cho sản phẩm có độ bền cao, duy trì tốt về thẩm mỹ cùng với thời gian. Thêm nữa là giá cả phải chăng hơn hẳn so với loại tủ gỗ Veneer hay tủ Laminate nên thường dùng cho phòng làm việc của nhân viên. Nhược điểm của MFC là khả năng chịu ẩm, chống nước kém, cần bảo quản hết sức cẩn thận khi sử dụng để sản phẩm có thể dùng được lâu dài. Để hiểu rõ hơn chất liệu gỗ này bạn tham khảo bài viết: Ưu điểm của tủ tài liệu gỗ công nghiệp MFC.
Đừng bỏ lỡ các mẫu tủ tài liệu gỗ văn phòng có tại Nội thất Đức Khang
Xem thêm:
- Lựa chọn tủ hồ sơ theo chất liệu cho văn phòng
- Các mẫu tủ hồ sơ gỗ công nghiệp bán chạy năm 2024 tại Đức Khang
- Mua tủ gỗ công nghiệp giá rẻ ở đâu tại Hà Nội?
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Tủ tài liệu cánh lùa là gì? Mẫu tủ cánh lùa DKF đẹp 2022
Tủ tài liệu cánh lùa có thiết kế cánh tủ hiện đại giúp tiết kiệm...
Bề mặt gỗ Laminate là gì? Cấu tạo và ứng dụng?
Các công trình nội thất hiện đại, sang trọng hiện nay đều rất chuộng sử...
Nhôm đúc là gì? Đặc tính và ứng dụng của nhôm đúc?
Nhôm đúc là một loại chất liệu rắn chắc với khả năng chịu lực và...