Tiêu chuẩn thiết kế hội trường 200 – 250 chỗ ngồi

thiet ke hoi truong 200 cho

Hội trường 200 – 250 chỗ cần đáp ứng tiêu chuẩn về diện tích, kiểu ghế, kiểu hội trường phù hợp để đảm bảo sự nghiêm trang. Tìm hiểu chi tiết về các tiêu chuẩn này qua bài viết sau.

Những thông tin có trong bài viết:

1. Hội trường 200 – 250 chỗ cần diện tích cỡ bao nhiêu?

Theo các chuyên gia thiết kế hội trường tại Đức Khang thì hội trường 200 – 250 chỗ thuộc kiểu hội trường trung bình. Không có quy định cụ thể nào yêu cầu hội trường 200- 250 chỗ phải có diện tích bao nhiêu, tùy vào điều kiện về diện tích không gian sẵn có mà các đơn vị có thể thiết kế cho mình hội trường 200 – 250 chỗ với bố cục các phần: sân khấu, khán giả, sảnh hợp lý nhất.

Phần sảnh:

Phần sảnh cũng không bắt buộc phải có, nếu muốn để sảnh thì đơn vị tùy vào diện tích mình có để thiết kế phù hợp. Trung bình sảnh hội trường 200 – 250 chỗ ngồi dao động trong khoảng 6 – 8m2.

Phần sân khấu:

Tùy thuộc vào thiết kế hội trường được dùng để tổ chức hội thảo hay biểu diễn mà diện tích sân khấu sẽ có sự khác biệt. Với hội trường để hội họp thì sân khấu chính không cần quá lớn, chỉ cần dao động trong khoảng 10 – 12 m2 là được.  

Ngược lại nếu hội trường biểu diễn thì sân khấu chính cần rộng hơn rất nhiều, dao động từ 50 – 70m2.

Chiều cao của sân khấu trong khoảng 0.95-1.15m. Sàn sân khấu nên dùng mặt gỗ dày 4cm, bằng phẳng và không bị hở. Cấu tạo chắc chắn và có khả năng chịu lực cao.

Ngoài sân khấu chính, không gian xung quanh sân khấu cũng phải được chú ý thiết kế. Không gian mỗi bên sân khấu phải để trống từ 4m để đặt giá đèn chiếu, các ca bin thay nhanh trang phục. Phía sau sân khấu cần có đường chạy cho diễn viên qua lại, có chiều rộng ≥ 1,2m.

Phía trên sân khấu có thể bố trí thêm bục phát biểu, bục tượng bác, hoặc cây trang trí.

Phần khán giả:

Diện tích phần khán giả cho hội trường 200 – 250 chỗ dao động từ 200 – 300m2. Khu vực này gồm: khu vực dành cho khán giả ngồi xem, lối đi, các không gian đặc thù khác.

Tiêu chuẩn diện tích, khối tích cơ bản: đối với nhà hát kịch nói, tiêu chuẩn này là 4- 6m3/khán giả; đối với nhà hát kịch, ballet, hòa nhạc, tiêu chuẩn này là 6 – 8m3/khán giả.

Phần không gian di tản:

Trong thiết kế xây dựng, yếu tố an toàn vẫn được đặt lên hàng đầu. Hội trường 200 – 250 chỗ ngồi là nơi tập trung đông người vì vậy phải tính toán đến phần di tản khi cần thiết. Đây là đề phòng khi có sự cố xảy ra. Hầu hết các hội trường lớn đều phải thiết kế những vị trí cửa cho phép di tản đồng loạt, tính theo tỷ lệ ít nhất 30m2/100 khán giả.

Trong các thiết kế hội trường 200 – 250 chỗ của mình, nên bố trí nhiều cửa ra vào, tối thiểu là 3 cửa ra vào. 

Trước các khu vực di tản, không được bố trí tường rào hay bất cứ vật cản nào khiến cho lưu thông tắc nghẽn.

Phía bên ngoài của diện tích di tản phải hướng ra một không gian mở khác (không tính các lối ra vào của phương tiện công cộng, xe chuyên dụng – chữa cháy, cứu thương, ô tô…).

Bắt buộc phải tạo khoảng cách giữa hội trường so với mép đường giao thông. Quy định, mặt trước của hội trường phải có khoảng cách ít nhất 150 cm/100 khán giả và trên 15m đối với hội trường ngoại cỡ A, B.

Chú ý: Các thông số diện tích trên chỉ mang ý nghĩa tham khảo, tùy thuộc vào điều kiện về diện tích và mục đích sử dụng mà các đơn vị có thể tùy chỉnh diện tích lớn hơn hoặc nhỏ hơn.

Để việc thiết kế hội trường được dễ dàng hơn, bạn có thể tìm hiểu thêm: Tiêu chuẩn thiết kế hội trường mới nhất.

2. Hội trường 200 – 250 chỗ dành cho không gian nào?

Với quy mô 200 – 250 chỗ,  hội trường này thường dành cho các không gian:

3. Hội trường 200 – 250 chỗ nên dùng kiểu ghế nào?

Có 2 kiểu ghế phổ biến được sử dụng cho hội trường 200 – 250 chỗ đó là ghế hội trường chân tĩnh truyền thống và ghế ghế hội trường hiện đại cao cấp. 2 kiểu ghế này có kiểu dáng, chất liệu, kích thước, giá thành khác nhau nên khách hàng cần cân nhắc thật kỹ để đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất với điều kiện tài chính và không gian, tính chất hội trường.

Ghế hội trường chân tĩnh truyền thống:

Dòng ghế này có giá thành thấp, chỉ dao động từ 400 – 800 nghìn/ chiếc nên sẽ phù hợp đối với những đơn vị không có nguồn tài chính nhiều. Đối với các hội trường không đòi hỏi quá trang trọng, cầu kỳ như hội trường trường học, hội trường thôn, hội trường công ty thì dòng ghế này cũng sẽ là sự lựa chọn thông minh.

Ưu điểm của kiểu ghế này là kích thước nhỏ gọn, có thể dễ dàng di chuyển, sắp xếp nhanh chóng. Về chất lượng thì mẫu ghế này tương đối tốt, phần chân ghế thường được làm từ khung sắt hoặc thép, khung gỗ tự nhiên. Phần đệm ngồi, mặt tựa được làm từ mút, bọc nỉ hoặc da bên ngoài. 

Hiện nay các nhà sản xuất cũng cho ra khá nhiều mẫu ghế chân tĩnh truyền thống có kiểu dáng đẹp, được trang trí cầu kỳ hơn đảm bảo tính thẩm mỹ cao cho không gian lắp đặt.

Tham khảo một số mẫu ghế:

Ghế hội trường chân tĩnh truyền thống

Ghế hội trường hiện đại cao cấp:

Đối với các hội trường diễn ra các hội thảo, hội nghị, sự kiện quan trọng thì việc lựa chọn các mẫu ghế hội trường hiện đại sẽ tốt nhất. Giá thành sản phẩm dao động 2.5 – 5 triệu/ sản phẩm tùy loại, tùy chất liệu và thiết kế.

Khách hàng có thể mua ghế đơn, ghế đôi hoặc các băng ghế 3 – 5 chiếc tùy nhu cầu. Điểm mạnh của ghế hội trường hiện đại là kiểu dáng đa dạng và sang trọng. Phần chân ghế cách điệu hình chữ Z, A, R, chân đôi bám sàn, chân trụ… độc đáo. Phần lưng ghế được trang trí các đường viền tỉ mỉ, tôn lên nét sang trọng cho không gian. Đệm tựa và đệm ngồi làm bằng mút Polyurethane đúc lạnh, nở định hình trong khuôn mẫu có độ dày 100mm (Mould Foam) của hãng Hunstman (Mỹ).

Kích thước ghế ngồi:

  • Chiều rộng (khoảng cách thông thuỷ giữa hai tay ghế): 45 – 55 cm.
  • Chiều sâu (khoảng cách giữa mép ghế với mặt tựa): 45 – 55 cm.
  • Chiều cao mặt ghế so với sàn: 40 – 45 cm.

Tham khảo một số mẫu ghế:

Ghế hội trường hiện đại cao cấp

Xem đầy đủ các mẫu ghế hội trường

4. Các kiểu thiết kế thường gặp của hội trường 200 – 250 chỗ

Bố trí ghế theo dãy thẳng hàng

Có rất nhiều kiểu bố trí ghế ngồi cho hội trường 200 – 250 chỗ nhưng thông dụng nhất vẫn là bố trí những dãy ghế thẳng hàng. Hội trường có thể bố trí thành 2, 3, 4 dãy tùy ý. Lưu ý rằng mỗi hàng ghế chỉ nên tối đa 10-12 ghế khi có lối thoát từ cả hai đầu và 5-6 ghế đối với hàng ghế chỉ có một lối thoát. Khoảng cách đi lại giữa hai hàng ghế: 40-60 cm.

Bố trí ghế theo dạng khép kín

Kiểu bố trí này tương đối giống theo kiểu xếp thẳng hàng, các dãy ghế cũng được xếp ngay ngắn, thẳng hàng lối, chỉ khác rằng các hàng sau cao hơn hàng trước. Ưu điểm thiết kế này là người sau dễ dàng quan sát sân khấu hơn, đơn vị tận dụng tối đa không gian diện tích. Tuy nhiên nhược điểm của cách bố trí này đó là tốn kém thời gian cũng như chi phí thi công.

Bố trí ghế theo dạng vòng cung

Cách bố trí này hàng ghế sau sẽ nhiều hơn đằng trước tạo thành hình vòng cung đẹp mắt, biến sân khấu trở thành trung tâm, thuận tiện cho việc quan sát của khán giả. 

Nhược điểm cách bố trí này đó là không tận dụng được không gian 1 cách triệt để bởi dư thừa khoảng không do những dãy đầu có ít ghế ngồi hơn. Trong khi đó các dãy ghế phía sau khá dài, không thuận lợi cho việc di chuyển.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm:

Trên đây bài viết đã cập nhật 1 số tiêu chuẩn trong thiết kế hội trường 200 – 250 chỗ để bạn đọc tham khảo. Nếu bạn cần một giải pháp tổng thể cho hội trường của mình, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0243 540 2270 hoặc 096 727 6668.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời