Kinh nghiệm thiết kế hội trường UBND xã, huyện, tỉnh

kinh nghiem thiet ke hoi truong ubnd xa huyen tinh

Hội trường UBND xã là nơi tổ chức các cuộc họp quan trọng và sinh hoạt cộng đồng. Cho nên, tiêu chuẩn thiết kế hội trường UBND xã cần đáp ứng được tính đa năng linh hoạt, cũng như chất lượng và thẩm mỹ để phù hợp với nhiều hoạt động cấp xã. Nội thất Đức Khang sẽ chia sẻ tiêu chuẩn thiết kế hội trường xã mới nhất 2021 trong bài viết dưới đây.

Kinh nghiệm thiết kế hội trường UBND xã, huyện, tỉnh

Đầu tiên để biết được hội trường xã cần thiết kế theo tiêu chuẩn nào thì ta cần hiểu được đặc điểm của không gian này.

Những thông tin có trong bài viết:

1. Đặc điểm của không gian hội trường UBND xã, huyện, tỉnh

Hội trường xã là một hạng mục thiết kế thuộc cơ quan Nhà nước. Cho nên đặc điểm về kết cấu, thiết kế không gian và nội thất thường tuân theo 1 quy chuẩn nhất định do Nhà nước ban hành. 

Với không gian hội trường, các KTS sẽ phụ thuộc vào Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4601:2012 về công sở cơ quan hành chính nhà nước. 

Quy định về thiết kế hội trường UBND cấp xã là loại hình nhỏ nhất. Tùy theo nhu cầu sử dụng thực tế, quy mô tổ chức bộ máy chính quyền mà hội trường xã dao động từ 100 chỗ ngồi, 300 chỗ ngồi đến 500 chỗ ngồi. 

Quy mô nhỏ nên tiêu chuẩn thiết kế hội trường này tường khá đơn giản, nhưng bố cục phải hài hòa, cân đối, đảm bảo tính nghiêm túc và trang trọng tốt nhất.

Vậy từ những đặc điểm trên, tiêu chuẩn thiết kế hội trường xã cần lưu ý những vấn đề gì? Mời bạn tham khảo bài viết này.

>>>>> Bạn có thể tham khảo nhanh một số thiết kế hội trường điển hình:

“Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4601:2012 về Công sở cơ quan hành chính nhà nước  – Yêu cầu thiết kế” quy định:

Một số yêu cầu chung của hội trường nhà nước:

Địa điểm xây dựng hội trường:

  • Phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

  • Diện tích đất xây dựng phù hợp với nhu cầu sử dụng và điều kiện đất đai của từng địa phương
  • Giao thông thuận tiện
  • Hạ tầng kỹ thuật khu vực đảm bảo, thông tin liên lạc hiện đại, đồng bộ
  • Đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh, môi trường
  • Có khả năng mở rộng trong tương lai.
  • Có quy mô phù hợp với công năng, đảm bảo an toàn, thuận lợi khi vận hành và bảo trì công trình, đáp ứng hoạt động với hiệu quả cao nhất của cơ quan, thuận lợi cho người dân, kể cả người khuyết tật tiếp cận sử dụng, thuận tiện cho giao tiếp với cộng đồng và các cơ quan liên quan.

Diện tích, không gian hội trường:

Tiêu chuẩn diện tích không kể sân khấu: 0,8 m2/chỗ ngồi. Chiều sâu sân khấu không được nhỏ hơn 5,0 m.

Bên cạnh sân khấu được thiết kế một hoặc hai phòng chờ diễn ở hai phía sân khấu, diện tích mỗi phòng 30 m2. Trong phòng có bố trí màn hình và loa phóng thanh nối với camera đặt ở sân khấu để tiện theo dõi. Phải có điện thoại nội bộ.

Hội trường trên 500 chỗ được thiết kế có phòng máy chiếu phim. Thành phần và diện tích các phòng máy chiếu phim, các thông số tính toán màn ảnh, tầm nhìn, những yêu cầu phòng cháy cần được xác định theo các quy định có liên quan.

Hội trường thiết kế hợp khối trong công sở liên cơ quan phải có lối ra vào độc lập.

Các khu vệ sinh của phòng hội nghị, hội trường: Được tính với 100 % số chỗ (50 % là nam, 50 % là nữ).

Tiêu chuẩn số lượng thiết bị quy định như sau:

Tiêu chuẩn số lượng thiết bị quy định trong hội trường

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn trong bài Tiêu chí thiết kế hội trường.

2. Chi phí thiết kế hội trường UBND xã, huyện, tỉnh

Thông thường chi phí thiết kế hội trường xã, huyện, tỉnh thường lấy từ ngân sách Nhà nước, mỗi đơn vị sẽ tính toán quy mô, cơ sở vật chất, chi phí giải tỏa mặt bằng, chi phí xây dựng, thiết kế… để tính toán hợp lý nhất. 

Cơ quan có thẩm quyền nhà nước sẽ duyệt, khi được cấp phép thì hội trường sẽ được tiến hành xây dựng. Một số hội xã, huyện, tỉnh do có điều kiện tài chính cũng có thể bỏ quỹ ra để xây dựng hội trường, khi đó không cần nguồn kinh phí của nhà nước nữa hoặc có thể vẫn dùng nguồn kinh phí đó và bổ sung thêm để thiết kế hội trường đẹp và sang trọng hơn.

3. Hội trường xã, huyện, tỉnh nên dùng ghế gì?

Việc sử dụng ghế gì, màu gì sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, nhu cầu sử dụng của đơn vị và chức năng của hội trường.

Hội trường quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính hạn hẹp:

Thông thường đối với những hội trường xã, huyện quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế thì sẽ sử dụng ghế hội trường chân tĩnh truyền thống nhỏ gọn, mặt ngồi cố định. Các kiểu ghế này thường thiết kế 4 chân, làm từ chất liệu gỗ tự nhiên  hoặc khung sắt sơn tĩnh điện. Đệm ngồi, lưng tựa được bọc nỉ tương đối êm ái. Giá thành mẫu ghế này dao động trong khoảng 400 – 900 nghìn/ sản phẩm.

Một số mẫu ghế tham khảo:

Mẫu ghế hội trường cho các hội trường nhỏ, tài chính có hạn

Hội trường quy mô lớn, tài chính tốt

Đối với các hội trường quy mô lớn hơn như hội trường tỉnh, nơi diễn ra các cuộc họp của nhiều lãnh đạo thì nên sử dụng ghế hội trường trang trọng hơn. Các mẫu ghế mặt lật, có bàn viết, chân bám sàn, khung ghế chắc chắn làm từ chất liệu thép sơn tĩnh điện hoặc gang đúc sẽ được ưu tiên lựa chọn.

Màu sắc ghế hội trường nhà nước phố biến thường được sử dụng là xanh dương hoặc đỏ. Giá thành sản phẩm trung bình dao động từ 1 triệu đến 3.5 triệu/ chiếc.

Một số mẫu ghế tham khảo:

Các mẫu ghế cho hội trường quy mô lớn, tài chính tốt

Xem đầy đủ các mẫu ghế hội trường

4. Hội trường xã, huyện, tỉnh nên thiết kế như thế nào?

Phần sân khấu

Thông thường phần sân khấu hội trường nên được thiết kế cao hơn hẳn so với phần khán giả để giúp mọi người ở dưới có thể quan sát và theo dõi tốt hơn. 

Sân khấu hội trường cơ quan nhà nước không thể thiếu: phông rèm, Quốc kỳ, bục và tượng Bác Hồ, khẩu hiệu, biểu tượng, bục phát biểu, bàn trang trí để hoa, phần thưởng, …

  • Phông rèm: Nên chọn loại làm bằng chất liệu dày dặn, không nhăn; màu sắc không lòe loẹt, chói mắt để đảm bảo tính trang nghiêm của hội nghị. Các màu sắc thường được sử dụng là: đỏ, xanh đậm…
  • Khẩu hiệu – biểu ngữ: Khẩu hiệu của buổi lễ được treo ở vị trí nổi bật (thường là phía bên phải sân khấu), phù hợp với không gian hội trường.
  • Quốc kỳ và cờ Đảng: Quốc kỳ và cờ Đảng nên được treo trên phông nền trên phông hậu và Quốc kỳ treo ở bên phải, cờ Đảng ở bên trái (nhìn từ phía hội trường lên).
  • Tượng Bác Hồ: Tượng bán thân Bác Hồ nên đặt trên bục cao phía dưới ngôi sao hoặc ở phía dưới giữa ngôi sao và hình búa liềm theo chiều thẳng đứng. Trong trường hợp cờ được treo trên cột thì bạn có thể đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh chếch phía trước bên phải cột cờ (nhìn từ phía hội trường lên).
  • Bục phát biểu: Bục phát biểu nên đặt ở phía bên phải sân khấu hoặc phía dưới quay về trước sân khấu tùy theo điều kiện cụ thể của hội trường. Lưu ý không nên đặt bục phát biểu che lấp tiêu đề trên phông hậu.
  • Hoa trang trí: Hoa trang trí đặt ở phía dưới, trước bục đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh và một bó hoa đặt ở bục phát biểu. Bạn có thể đặt vài chậu cây cảnh hoặc lẵng hoa phía dưới tiêu đề dọc theo phông hậu. Nếu có lẵng hoa của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước tặng thì đặt ở vị trí trang trọng.
  • Bàn trang trí: Bàn trang trí để hoa và phần thưởng đặt sát phông hậu, dài gần hết phần khoảng trống của phần bên phải của phông hậu.

Phần khán giả

Thông thường với không gian hội trường xã, huyện, tỉnh kiểu bố trí các hàng ghế khán giả, khách mời thường ngay ngắn, thẳng hàng, được xếp theo 2 kiểu chính:

Xếp dãy thẳng hàng: Các hàng ghế được xếp thành dãy thẳng, có thể chia thành 2 – 3 dãy tùy từng đơn vị. Hàng ghế nằm trên cùng 1 mặt phẳng. Kiểu bố trí này sẽ phù hợp với hội trường 100 – 200 chỗ bởi như vậy mới đảm bảo khả năng quan sát tốt nhất cho tất cả mọi người. Nếu quá nhiều chỗ ngồi thì người ngồi phía xa sẽ bị cản trở tầm nhìn. Ưu điểm của kiểu thiết kế này là chi phí thấp.

Xếp kiểu khép kín: Với cách xếp này, các hàng ghế cũng được xếp thẳng hàng ngay lối nhưng khác ở chỗ hàng ghế tầng sau thường cao hơn hàng ghế hàng trước 1 ít theo dạng bậc thang, nhờ vậy mọi người ngồi xa vẫn có thể quan sát tốt các phần biểu diễn hay trình bày trên sân khấu. Những hội trường từ 300 – 500 chỗ trở lên sẽ áp dụng kiểu bố trí này. Nhược điểm của kiểu bố trí khép kín là chi phí đầu tư xây dựng ban đầu cao.

Ngoài ra còn 1 số kiểu bố trí khác như: bố trí hình vòng cung, bố trí cánh quạt… nhưng thường ít được áp dụng hơn bởi tốn kém chi phí, thời gian thi công lâu, không tận dụng diện tích không gian.

Âm thanh, ánh sáng hội trường xã, huyện, tỉnh

Âm thanh

Kết nối các nguồn âm thanh khác nhau vào hệ thống như: Micro cổ ngỗng để bục phát biểu, micro không dây, CD,…

Âm thanh cần phải rõ ràng, trong sáng, hút âm mạnh cho các micro bục phát biểu, âm thanh phủ thật đều trong hội trường, người nghe cảm thấy dễ chịu.

Thiết kế giảm thiểu các tình huống gây hú.

Với những hội trường quy mô lớn thì cần chú ý cách âm và tiêu âm để đảm bảo chất lượng âm thanh được tốt nhất.

Ánh sáng

Phải đảm bảo ánh sáng xuyên suốt hội trường để những người tham gia không bị thiếu sáng.

Các nguồn sáng từ các thiết bị ánh sáng phải phát ra theo chiều phía trước mặt người dự hội nghị để đạt hiệu quả ánh sáng tốt nhất.

Một số dự án thiết kế hội trường chất lượng tại Đức Khang

Dự án thiết kế hội trường chất lượng tại Đức Khang 1

Dự án thiết kế hội trường chất lượng tại Đức Khang 2

Nội Thất Đức Khang là đơn vị có trên 10 năm kinh nghiệm trong thiết kế, thi công các hội trường xã, huyện, tỉnh nhà nước; hội trường đại học, hội trường công ty… Những hội trường đơn vị này thực hiện đảm bảo đạt đúng tiêu chuẩn do Bộ xây dựng quy định về thiết kế, chức năng. Một số hội trường đơn vị này thi công bao gồm:

Vui lòng đánh giá nội dung